ư

Kim Cương Tát Đỏa

Vajrasattva (Tây Tạng: Dorje Sempa, Nhật Bản: Kongosatta, Trung Quốc: Kim Cang Tát Đỏa). Tên ngài được dịch thành Kim Cang Tâm.

Vajrasattva (Kim Cang Tát Đỏa) là một vị bồ tát trong truyền thống phật giáo Đại Thừa, Mật Chú Thừa và Kim Cang Thừa. Trong hệ phái Đông Mật (Mật Tông Nhật Bản) của Phật Giáo, Shingon, Vajrasattva là khía cạnh bí mật của Bồ Tát Phổ Hiền và thông thường liên hệ với những hành giả là người mà thông qua các giáo lý của đạo sư, đạt đến nền tảng vi tế và không ngừng tỏa ngát hương trong những bí pháp của họ. Vajrasatva xuất hiện một cách chính yếu trong 2 bộ kinh: Kinh Đại Nhật và Kinh Kim Cang Đảnh. Trong Mandala Kim Cang Giới, Vajrasattva ngồi ở phương đông gần với Phật A Súc Bệ.

Trong truyền thừa Đông Mật, Vajrasattva thì được nhìn nhận một cách truyền thống như là vị tổ thứ 2, vị tổ đầu tiên Đại Nhật Như Lai. Dựa theo bài viết của Không Hải trong Ghi nhận về sự Truyền Pháp ông kể lại một câu chuyện dựa trên câu chuyện của Amogavajra rằng Nagarjuna (Long Thọ) gặp Vajrasattva ở trong một thành sắt ở miền Nam Ấn. Vajrasattva truyền lễ quán đảnh và giao cho Nagarjuna những mật pháp ngài đã học từ Đại Nhật Như Lai, như được miêu tả trong Kinh Đại Nhật. Không Hải không nói thêm chi tiết về Vajrasattva hay nguồn gốc của Ngài. Ở nơi khác, Vajrasattva là một nhân vật quan trọng trong hai bộ Mật Kinh, Kinh Đại Nhật và Kim Cang Đảnh. Trong chương đầu tiên của Kinh Đại Nhật, Vajrasattva là thượng thủ của những vị đến viếng Đại Nhật Như Lai để học Pháp. Vajrasattva thỉnh hỏi về nguyên nhân, kết quả và nền tảng của trí tuệ toàn tri (Nhất Thiết Trí Tri), là thứ chủ chốt trong những bài giảng triết lý của đức Phật. Thính chúng không thể lãnh hội nổi giáo lý, vì thế đức Phật thể hiện thông qua việc sử dụng mandala. Sau đó Vajrasattva hỏi tại sao nghi thức và đối tượng thì cần thiết trong khi chân lý là vượt trên hình tướng. Đại Nhật Như Lai đáp lời Vajrasattva rằng đó là những nghĩa thiết thực nhằm mang hành giả đến kinh nghiệm tỉnh thức sẵn sàng hơn, và cứ như thế. Trong nghi thức cho quán đảnh Đông Mật, kechien kanjo, người nhận lễ đóng vai Vajrasattva và trì tụng thần chú cùng với đoạn hỏi đáp của kinh trên. Vị Đạo Sư đóng vai của Đại Nhật Như Lai ban trí tuệ cho đệ tử.

Vajrasattva Tây Tạng cầm một chày kim cang ở tay phải và chuông ở tay trái.
Trong Phật Giáo Tây Tạng Tantra gốc Vajrasattva là Dorje Gyan, hay “Kim Cang Trang Hoàng”. Thực hành Vajrasattva rất phổ biến trong cả 4 dòng của Phật giáo Tây Tạng và được dùng để tịnh hóa mê mờ để cho các hành giả Kim Cang Thừa có thể tiến bộ từ thực hành Ngondro cho đến nhiều pháp du già khác của mật thừa và cũng để tịnh hóa những giới nguyện (samaya) bị gãy sau lễ quán đảnh. Thực hành Vajrasattva thường được hiểu là một nhân tố chủ yếu của thực hành Phật giáo Tây Tạng.

Ngoài ra với những thực hành cá nhân, thần chú Vajrasattva được xem như là có khả năng để tịnh hóa nghiệp chướng, đem lại sự an bình, và nhân cho các hoạt động giác ngộ nói chung. Thần chú 6 chữ (OM VAJRASATTVA HUM), là một bản ngắn của thần chú trăm âm nhưng hàm chứa những điểm tâm linh trọng yếu của thần chú dài,  dựa theo lama và tulku Jamgon Kongtrul.

Thần chú Kim Cang Tát Đỏa

Trong thực hành Kim Cang Thừa, Vajrasattva được sử dụng trong Ngondro, hay các thực hành tiên yếu, nhằm “tịnh hóa” những uế trược của tâm, trước khi thực hành nhiều kĩ thuật tantric cao cấp. “Yik gya”, “Bách Tự Chú” sự thỉnh cầu Vajrasattva, tiến đến tính toàn thể trong nhiều sadhna Ngondro sơ khởi cho sadhakas của toàn bộ Mật chú Thừa và dòng Sarma của Bonpo.

Phối ngẫu

Vajrasattva thì thường được miêu tả với nhiều phối ngẫu, phối ngẫu hiền hòa Vajragarvi…Vajrasattvatmika (Dorje Nyema), Dharmadhatvishvari, Ghantapani, vị phẫn nộ Diptacakra, Vajratopa, Vajrabhrikuti, và những vị khác…

Nguồn: Kim Cương Tát Đỏa