riwoche

Đức Taklung Choeje Sangye Won Dakpa Pal Ozer Zangpo – Người sáng lập Tu viện Marthang Riwoche

sangye_won

Đức Sangye Won là hậu duệ của dòng dõi Taklung, cùng dòng dõi kiết tường của nhiều bậc Đạo sư tôn quý vĩ đại như Taklung Thangpa Tashi Pal, vị dẫn dắt tất thảy chúng sanh trong ba cõi giới. Ngài sinh năm 1251 và thị hiện nhiều dấu hiệu tuyệt vời và phi thường khi chào đời và suốt thời thơ ấu của mình. Ngay cả trong lúc vui chơi, Ngài cũng hiển lộ những điều kỳ diệu không thể nghĩ bàn.

Năm 1254 (Năm Hổ Mộc), Ngài tới miền Trung Tây Tạng, nơi Ngài đã gặp nhiều bậc Đạo sự mà Ngài thọ nhận quán đảnh, trao truyền và giáo huấn từ họ. Đặc biệt, Ngài được vị Thầy gốc của mình, Đức Choeje Sangye Yarjon giáo dưỡng và ban quyền trì giữ kho tàng giáo lý bí mật. Đức Sangye Yarjon chỉ định Ngài là vị thừa kế tâm linh của mình sau khi ban cho Ngài toàn bộ giáo lý.

Năm 1263 (năm Thủy Điểu), Ngài đã trao trách nhiệm trông nom Tu viện của mình cho người em trai, Đức Tashi Lama và đã đến Yishod Riwoche thuộc tỉnh Do-Kham, miền Đông Tây Tạng. Năm 1276 (Năm Hỏa Mão), chu kì Rabjung thứ 5, Ngài đã thiết lập Tu viện Taklung Kagyu Riwoche. Đặc biệt, Ngài đã thị hiện sức mạnh vô song về phép thuật và thấu thị và thậm chí cả Học giả Ấn Độ, Gyanatapa và vị phối ngẫu của Ngài, Dakini trí tuệ Kundali đã đến tận chỗ Ngài để ban giáo lý kho tàng Upara. Dần dần, Ngài đã đạt được trạng thái hợp nhất tối tượng, đó là trạng thái của Đức Kim Cương Trì (Vajradhara) trong đời này.

Một buổi tối vào ngày thứ ba của tháng thứ chín theo Tạng Lịch năm Hỏa Thân, năm 1297 sau Công Nguyên, thuộc chu kì Rabjung thứ 5, Ngài đã nói: “Ta đã đến thế giới này trong thân tướng của Heruka và cũng sẽ biến mất như vậy.” Ngài đeo đồ trang sức bằng xương, một tay cầm chày kim cương còn tay kia cầm chuông, trong tư thế vắt chéo hai tay lên ngực. Ngài ngồi trong tư thế của Đức Kim Cương Trì, nhập thể vào Pháp thân.

Do chứng ngộ của Ngài, các đệ tử của Ngài đã đạt được những năng lực tâm linh sâu xa. Sau đó hai tu viện chính đã được thành lập và hai Bậc trì giữ chính của Taklung Kagyu. Đệ tử của Ngài bao gồm nhiều học giả và thành tựu giả trong hai tu viện chính của Taklung Kagyu và nhiều tu viện chi nhánh khác và các trung tâm ở ba tỉnh của Tây Tạng cũng như ở Trung Quốc.

Vị trí chính của Taklung Thangpa Tashi Pal được biết đến là Taklung Yarthang và vị trí của Choje Sangye Won Drakpa Pal Ozer Zangpo được biết đến là Taklung Marthang.

Trong mỗi vị trí chính của truyền thống Taklung, có ba bậc thầy chính là Ba Kyabgon (Đấng Quy y và Bảo hộ). Trong Taklung Yarthang, ba Kyabgon là: Đức Pháp Vương Taklung Kyabgon Shabdung Rinpoche, Đức Pháp Vương Taklung Kyabgon Matul Rinpoche và Đức Pháp Vương Taklung Kyabgon Tsetul Rinpoche.

Trong Taklung Marthang, Ba Kyabgon là: Đức Pháp Vương Kyabgon Phakchok Rinpoche, Đức Pháp Vương Taklung Kyabgon Jedrung Rinpoche và Đức Pháp Vương Taklung Kyabgon Shabdung Rinpoche. Lịch sử chi tiết của các bậc Đạo sư có thể được tìm thấy trong tiểu sử của các Ngài.

http://www.taklungkagyu.org/aboutus.php?id=3

Việt dịch : Nhóm Rigpa Lotsawas

Hiệu đính : Giác nhiên

Mọi sai sót đều do người dịch và người hiệu đính. Có chút phước đức nhỏ nhoi nào xin hồi hướng cho những ai có duyên với Truyền thống Taklung Kagyu đều được lợi lạc và cầu mong nhờ công đức này truyền thống Truyền thống Taklung Kagyu sẽ nở rộ tại Việt nam