hanh-trinh-cuoc-doi-cua-duc-phat-thich-ca-mau-ni-qua-anh-phan-1-1

Thực hành Bồ đề tâm với sự nỗ lực hết mình

Chỉ cần nỗ lực hết mình, hướng tới giác ngộ, bằng những thiện hạnh lợi ích chúng sinh, chúng ta sẽ bền bỉ đào luyện để tâm chúng ta trở nên mạnh mẽ, rộng mở, tràn đầy tình yêu thương và lòng từ bi vô điều kiện lợi ích chúng sinh như các Ngài. Chúng ta rất vô minh, về cơ bản chúng ta không hiểu gì về nhân duyên và sự vận hành của vạn pháp. Chúng ta không hiểu về nghiệp, về tính không hay về tự tính chân thật của các Pháp.Lấy thí dụ một câu chuyện như sau. Năm ngoái, chúng tôi có chuyến hành hương tới Bồ Đề Đạo Tràng. Ở một địa danh nhỏ gần Bồ Đề Đạo Tràng, có một tôn tượng Quan Âm Bồ Tát nổi tiếng linh thiêng, được coi là tự thân thị hiện. Mọi người dừng lại chụp ảnh, rồi bỗng nhiên chúng tôi kinh ngạc nhận ra rằng pho tượng đang khóc, từ đôi mắt tượng chảy ra dòng lệ. Điều này thật khó tin, rất nhiều người không tin hay thậm chí không thể hình dung việc một pho tượng bằng đá lại có thể khóc, chuyện này không thể nào có thật. Thế nhưng những ai được chứng kiến thì buộc phải tin, rất nhiều người đã chụp ảnh lại. Rõ ràng không thể nào nhầm lẫn, bởi ai cũng nhìn thấy pho tượng đang chảy nước mắt.

Khi biết tin này, rất nhiều bạn bè và đạo hữu đã hỏi tôi: “Kính thưa Đức Pháp Vương, điều gì đang xảy ra, vì sao lại có hiện tượng đó, kính xin Ngài chỉ dạy cho chúng con. Phải chăng đây là điềm xấu, có thể một bậc Thượng Sư sẽ thị tịch, hoặc có chuyện bất tường sẽ xảy ra tại Bồ Đề Đạo Tràng?”. Tôi trả lời, “Không, chẳng có gì xảy ra, không có thảm họa bất ngờ, chỉ có thảm họa đang diễn ra hàng ngày. Chính cách chúng ta sống trong vô minh, cách hành xử với bản thân và mọi người, gây tổn hại mọi loài, sát hại và ăn thịt chúng sinh, đó mới là thảm họa. Đôi khi, các bậc Đại Bồ Tát nghĩ về những việc này, các Ngài xót thương chúng sinh mà đổ lệ”.

Chúng ta cần thấu hiểu vì sao các Ngài rơi lệ, điều này vô cùng quan trọng, vì đây là thông điệp chúng ta cần thấm nhuần để theo đó trưởng dưỡng tình yêu thương, lòng từ bi và Tâm Bồ Đề. Chúng ta cần tạo ra cuộc cách mạng trong đời sống của mình. Hành giả trên con đường tâm linh cần coi đây là mục tiêu, bởi đây cũng là hạnh nguyện của các bậc Đại Bồ Tát.

Đối với tôi điều này rất rõ ràng. Nhiều năm trước, trong một tự viện của tôi ở Ladakh cũng từng có hiện tượng như vậy và tôi cũng nói như vậy với mọi người. Chư Bồ Tát hẳn rất đau lòng khi thấy chúng ta liên tục tạo vô số nghiệp bất thiện. Mỗi sáng, chúng ta sát hại biết bao chúng sinh, chỉ để lấy thịt, lấy da, lấy lông, lấy xương phục vụ nhu cầu của loài người. Mỗi buổi sáng, chỉ trong vài giờ, hàng triệu, hàng tỷ chúng sinh bị sát hại tàn khốc mà không ai rủ lòng thương. Chẳng ai nói gì, cả chính phủ cũng như các tổ chức tư nhân chẳng hề ý kiến. Chúng ta ăn thịt và lạm dụng loài vật, hành hạ ngược đãi chúng để phục vụ tham muốn của bản thân. Lẽ đương nhiên, trước cảnh này, Chư Bồ Tát nhất định đau lòng rơi lệ.

Chúng ta cũng là chúng sinh, bị vô minh che lấp nên chẳng hề thấy buồn hay xót thương. Khi thấy chúng sinh bị sát hại hay người khác bị tổn thương, thấy các con vật bị ăn thịt hay hành hạ, chúng ta chẳng hề cảm thấy khó chịu. Chừng nào bản thân không bị tổn hại, thì chúng ta chẳng hề nghĩ ngợi. Khi nhìn thấy nghịch cảnh, một số người cảm thấy bất nhẫn, tức là chỉ đau buồn một chút, còn thông thường đa số chúng ta chẳng cảm thấy gì. Chúng ta tảng lờ, tỏ thái độ không hề biết đến, dường như vô cảm trước nỗi khổ của chúng sinh. Chúng ta nghĩ “Ôi, có sao đâu”, thậm chí có những người còn cố chấp nghĩ rằng “các con vật là để giết lấy thịt”, họ có lý do chính đáng để nghĩ và nói rằng các con vật ấy bị giết chẳng có gì đáng bàn. Chúng ta cần thức ăn, cần tẩm bổ thân xác, có người còn cho rằng “đó là món quà Thượng đế ban tặng cho chúng ta thọ dụng”.

Nhưng thử suy nghĩ đơn giản, nếu ngày mai chính chúng ta bị mang đi giết thịt, đúng 6 giờ sáng mai, chúng ta sẽ nghĩ gì, sẽ cảm thấy thế nào? Chính vì bị vô minh che lấp nên chúng ta mới không thể suy nghĩ theo cách đơn giản này. Chư Bồ Tát với tâm tỉnh giác toàn tri, các Ngài biết rõ mọi nỗi khổ của chúng sinh, cả những đau khổ mà chúng sinh không thể tự nhận ra, nên đôi khi các Ngài rơi lệ. Rồi các Ngài đến với cuộc đời trong vô số hóa thân, có thể trong hình tướng tôn tượng, con người, có thể hóa thân thành Thượng sư hay người bình thường, song các Ngài là Bồ Tát, có thể nhậm vận tùy căn cơ để giáo hóa và cứu độ chúng sinh.

Điều quan trọng cần hiểu là chúng ta phải trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm. Dù có nghĩ rằng rất khó đạt tới quả vị Bồ Tát, song chúng ta vẫn phải nỗ lực lấy đó làm mục tiêu để hoàn thiện mình. Điều này rất hợp lý, bởi chúng ta đang có đầy đủ thuận duyên, có đầy đủ tiềm năng thành tựu và giác ngộ. Chỉ cần nỗ lực hết mình, hướng tới giác ngộ, bằng những thiện hạnh lợi ích chúng sinh, chúng ta sẽ bền bỉ đào luyện để tâm chúng ta trở nên mạnh mẽ, rộng mở, tràn đầy tình yêu thương và lòng từ bi vô điều kiện lợi ích chúng sinh như các Ngài.

Chỉ cần nỗ lực hết mình, hướng tới giác ngộ, bằng những thiện hạnh lợi ích chúng sinh, chúng ta sẽ bền bỉ đào luyện để tâm chúng ta trở nên mạnh mẽ, rộng mở, tràn đầy tình yêu thương và lòng từ bi vô điều kiện lợi ích chúng sinh như các Ngài. Chúng ta rất vô minh, về cơ bản chúng ta không hiểu gì về nhân duyên và sự vận hành của vạn pháp. Chúng ta không hiểu về nghiệp, về tính không hay về tự tính chân thật của các Pháp.Lấy thí dụ một câu chuyện như sau. Năm ngoái, chúng tôi có chuyến hành hương tới Bồ Đề Đạo Tràng. Ở một địa danh nhỏ gần Bồ Đề Đạo Tràng, có một tôn tượng Quan Âm Bồ Tát nổi tiếng linh thiêng, được coi là tự thân thị hiện. Mọi người dừng lại chụp ảnh, rồi bỗng nhiên chúng tôi kinh ngạc nhận ra rằng pho tượng đang khóc, từ đôi mắt tượng chảy ra dòng lệ. Điều này thật khó tin, rất nhiều người không tin hay thậm chí không thể hình dung việc một pho tượng bằng đá lại có thể khóc, chuyện này không thể nào có thật. Thế nhưng những ai được chứng kiến thì buộc phải tin, rất nhiều người đã chụp ảnh lại. Rõ ràng không thể nào nhầm lẫn, bởi ai cũng nhìn thấy pho tượng đang chảy nước mắt.

Khi biết tin này, rất nhiều bạn bè và đạo hữu đã hỏi tôi: “Kính thưa Đức Pháp Vương, điều gì đang xảy ra, vì sao lại có hiện tượng đó, kính xin Ngài chỉ dạy cho chúng con. Phải chăng đây là điềm xấu, có thể một bậc Thượng Sư sẽ thị tịch, hoặc có chuyện bất tường sẽ xảy ra tại Bồ Đề Đạo Tràng?”. Tôi trả lời, “Không, chẳng có gì xảy ra, không có thảm họa bất ngờ, chỉ có thảm họa đang diễn ra hàng ngày. Chính cách chúng ta sống trong vô minh, cách hành xử với bản thân và mọi người, gây tổn hại mọi loài, sát hại và ăn thịt chúng sinh, đó mới là thảm họa. Đôi khi, các bậc Đại Bồ Tát nghĩ về những việc này, các Ngài xót thương chúng sinh mà đổ lệ”.

Chúng ta cần thấu hiểu vì sao các Ngài rơi lệ, điều này vô cùng quan trọng, vì đây là thông điệp chúng ta cần thấm nhuần để theo đó trưởng dưỡng tình yêu thương, lòng từ bi và Tâm Bồ Đề. Chúng ta cần tạo ra cuộc cách mạng trong đời sống của mình. Hành giả trên con đường tâm linh cần coi đây là mục tiêu, bởi đây cũng là hạnh nguyện của các bậc Đại Bồ Tát.

Đối với tôi điều này rất rõ ràng. Nhiều năm trước, trong một tự viện của tôi ở Ladakh cũng từng có hiện tượng như vậy và tôi cũng nói như vậy với mọi người. Chư Bồ Tát hẳn rất đau lòng khi thấy chúng ta liên tục tạo vô số nghiệp bất thiện. Mỗi sáng, chúng ta sát hại biết bao chúng sinh, chỉ để lấy thịt, lấy da, lấy lông, lấy xương phục vụ nhu cầu của loài người. Mỗi buổi sáng, chỉ trong vài giờ, hàng triệu, hàng tỷ chúng sinh bị sát hại tàn khốc mà không ai rủ lòng thương. Chẳng ai nói gì, cả chính phủ cũng như các tổ chức tư nhân chẳng hề ý kiến. Chúng ta ăn thịt và lạm dụng loài vật, hành hạ ngược đãi chúng để phục vụ tham muốn của bản thân. Lẽ đương nhiên, trước cảnh này, Chư Bồ Tát nhất định đau lòng rơi lệ.

Chúng ta cũng là chúng sinh, bị vô minh che lấp nên chẳng hề thấy buồn hay xót thương. Khi thấy chúng sinh bị sát hại hay người khác bị tổn thương, thấy các con vật bị ăn thịt hay hành hạ, chúng ta chẳng hề cảm thấy khó chịu. Chừng nào bản thân không bị tổn hại, thì chúng ta chẳng hề nghĩ ngợi. Khi nhìn thấy nghịch cảnh, một số người cảm thấy bất nhẫn, tức là chỉ đau buồn một chút, còn thông thường đa số chúng ta chẳng cảm thấy gì. Chúng ta tảng lờ, tỏ thái độ không hề biết đến, dường như vô cảm trước nỗi khổ của chúng sinh. Chúng ta nghĩ “Ôi, có sao đâu”, thậm chí có những người còn cố chấp nghĩ rằng “các con vật là để giết lấy thịt”, họ có lý do chính đáng để nghĩ và nói rằng các con vật ấy bị giết chẳng có gì đáng bàn. Chúng ta cần thức ăn, cần tẩm bổ thân xác, có người còn cho rằng “đó là món quà Thượng đế ban tặng cho chúng ta thọ dụng”.

Nhưng thử suy nghĩ đơn giản, nếu ngày mai chính chúng ta bị mang đi giết thịt, đúng 6 giờ sáng mai, chúng ta sẽ nghĩ gì, sẽ cảm thấy thế nào? Chính vì bị vô minh che lấp nên chúng ta mới không thể suy nghĩ theo cách đơn giản này. Chư Bồ Tát với tâm tỉnh giác toàn tri, các Ngài biết rõ mọi nỗi khổ của chúng sinh, cả những đau khổ mà chúng sinh không thể tự nhận ra, nên đôi khi các Ngài rơi lệ. Rồi các Ngài đến với cuộc đời trong vô số hóa thân, có thể trong hình tướng tôn tượng, con người, có thể hóa thân thành Thượng sư hay người bình thường, song các Ngài là Bồ Tát, có thể nhậm vận tùy căn cơ để giáo hóa và cứu độ chúng sinh.

Điều quan trọng cần hiểu là chúng ta phải trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm. Dù có nghĩ rằng rất khó đạt tới quả vị Bồ Tát, song chúng ta vẫn phải nỗ lực lấy đó làm mục tiêu để hoàn thiện mình. Điều này rất hợp lý, bởi chúng ta đang có đầy đủ thuận duyên, có đầy đủ tiềm năng thành tựu và giác ngộ. Chỉ cần nỗ lực hết mình, hướng tới giác ngộ, bằng những thiện hạnh lợi ích chúng sinh, chúng ta sẽ bền bỉ đào luyện để tâm chúng ta trở nên mạnh mẽ, rộng mở, tràn đầy tình yêu thương và lòng từ bi vô điều kiện lợi ích chúng sinh như các Ngài.

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa