45711227_172998290318787_3779846600898117632_n

Chúng ta cần theo chân một vị Thầy có đầy đủ phẩm tính và năng lực

“Phật Mẫu Tara Ngài có sc mnh vô biên
để che ch
ở cho chúng ta thoát khỏi hiểm nạn, sợ hãi.”

Chắc chắn là nhiều người ở đây biết Đức Lục Độ Mẫu và hai mươi mốt vị Tara. Chúng ta cũng biết rằng Đức Tara là một vị Phật Mẫu rất nổi tiếng. Khắp nơi đều có rất nhiều Phật tử có lòng tin nơi Lục Độ Mẫu và hành trì Pháp của Ngài, cầu nguyện đến Ngài.

Đức Tara là Phật Mẫu có sức mạnh vĩ đại để che chở chúng sinh thoát khỏi các hiểm nạn, các sợ hãi. Các hiểm nạn, các sợ hãi của chúng ta bao gồm có hiểm nạn, sợ hãi ở bên ngoài và những hiểm nạn, sợ hãi ở bên trong. Như thế nào có nghĩa là hiểm nạn bên trong? Những hiểm nạn bên trong chính là phiền não của chúng ta, đó là tâm sân hận thù ghét, tham luyến bám chấp, ganh ghét đố kỵ, ngã mạn, vô minh ám chướng. Phiền não có sức mạnh hủy hoại ghê gớm. Mà trong những phiền não đó, tâm sân hận đặc biệt có sức hủy hoại kinh khủng. Tâm sân hận có thể hủy hoại chúng ta và cả những người khác xung quanh chúng ta. Chúng ta cầu nguyện đến Đức Lục Độ Mẫu, trì tụng minh chú để nhận lực gia trì gia hộ của Ngài. Ngài có thể giúp cho chúng ta điều ngự được tâm điên đảo, tâm sân hận và nuôi dưỡng tâm từ bi. Nhờ tâm Đại Bi, Đức Lục Độ Mẫu gia trì gia hộ để tâm ta bớt sân hận, bớt đi tham sân si mạn đố.

Vì vậy, để được gia trì gia hộ của Đức Tara, để điều phục được tâm, chúng ta cần có điều kiện đầu tiên: đó là lòng tin vào Đức Lục Độ Mẫu. Điều kiện thứ hai là chúng ta phải rất tinh cần tu tập, tinh tấn hành trì. Thứ ba, chúng ta phải có tâm kiên nhẫn, hành trì thường xuyên, hành trì liên tục.

Chúng ta đều biết rằng chư Phật và chư Bồ tát có năng lực vô biên để che chở cho chúng sinh.Và đặc biệt Phật Mẫu Tara Ngài có sức mạnh vô biên để che chở cho chúng ta thoát khỏi hiểm nạn, sợ hãi. Tuy nhiên chúng ta phải biết làm cách nào để Ngài có thể che chở được cho ta, để ta có thể nhận được sức mạnh, lực gia trì từ Ngài. Để làm cho sức mạnh của Đức Tara trở thành hiện thực thì ta phải biết những điều Thầy sẽ giảng ở đây.

Điều thứ nhất, chúng ta phải học Giáo lýViệc đầu tiên là văn, tức là lắng nghe Giáo lý. Thứ hai, khi học Giáo lý rồi, thì việc tiếp theo là phải thực hành Pháp Tara. Có nghĩa là thực hiện việc quán tưởngcầu nguyện và trì tụng minh chú …. Thứ ba, chúng ta trưởng dưỡng lòng tin chân thực vào Đức Tara, vào pháp tu Tara. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, lòng tin không được thối chuyển. Lòng tin đó phải là lòng tin sâu sắc vững mạnh và bất thối chuyển. Thứ tư, chúng ta cần phải hết sức nỗ lựcphải dồn tất cả tâm huyết vào việc hành trì. Phải hành trì, cầu nguyện hàng ngày, vừa trì tụng minh chú vừa quán tưởng. Nếu chúng ta hành trì miên mật, liên tục và không gián đoạn thì càng ngày việc quán tưởng sẽ tiến bộ; chúng ta sẽ quán tưởng ngày càng rõ nét hơn và cảm nhận của chúng ta về Bổn tôn ngày càng sâu sắc, mạnh mẽ hơn. Tóm lại, nếu chúng ta muốn đạt kết quả tốt, muốn có sự tiến bộ và nhận được gia trì từ Lục Độ Mẫu thì phải hành trì tinh tấn, liên tục, không gián đoạn.

Trong truyền thống Phật giáo, người tu cần phải phát triển được ba Tuệ, hay ba pháp luyện tâm.

– Pháp tu tuệ thứ nhất là VĂN; văn có nghĩa là lắng nghe Giáo lý, học hành nghiên cứu Giáo lý;

– Pháp tu tuệ thứ hai là TƯ; tư có nghĩa là tư duy quán chiếu;

– Pháp tu tuệ thứ ba là TU; tu có nghĩa là công phu hành trì, thiền định.

Như vậy chúng ta có ba pháp tu tuệ là VĂN, TƯ và TU. Chỉ khi một người tu kết hợp được nhuần nhuyễn cả ba pháp tu tuệ thì mới đạt được kết quả tốt. Vì vậy, nếu chúng ta muốn đạt tới kết quả, đạt thành tựu, chứng ngộ, điều quan trọng hàng ngày chúng ta phải hành trì, hàng ngày chúng ta phải tu Tuệ, tuệ văn, tuệ tư và tuệ tu. Ví dụ, nói về tuệ tư, tuệ tư có nghĩa là gì? Có nghĩa là phải học Pháp; và khi học pháp rồi chúng ta tư duy quán chiếu để phát triển được tuệ tư. Khi có được tuệ văn và tuệ tư rồi chúng ta phải đưa nó vào thực hành trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể tu đúng đắn và đạt kết quả.

Nếu không phát triển tuệ văn và tuệ tư đầy đủ, thì việc tu của chúng ta có thể đi sai đường. Việc phát triển tuệ văn và tuệ tư đầy đủ là rất quan trọng. Chẳng hạn như bây giờ chúng ta có pháp tu Tara Xanh. Điều đầu tiên chúng ta phải làm là học Giáo lý, tức là chúng ta phải thọ nhận Giáo lý, phải lắng nghe Giáo lý từ Đạo sư, lắng nghe giáo huấn của Ngài. Sau khi lắng nghe giáo huấn rồi, chúng ta tư duy quán chiếu để hiểu sâu và đúng giáo lý. Khi có sự hiểu biết sâu sắc và đúng đắn giáo lý rồi, chúng ta đưa nó vào thực hành. Ta hành trì pháp Lục Độ Mẫu hàng ngày với sự hiểu biết thấu đáo và sâu sắc. Chỉ có như vậy, khi chúng ta kết hợp được cả tuệ văn, tuệ tư và tuệ tu thì việc hành trì bất cứ một pháp môn nào của chúng ta mới đúng đắn, mới có kết quả.

Một điều kiện quan trọng nữa là chúng ta phải gặp được một vị Chân sư,  một vị Thầy có đầy đủ phẩm tánh và năng lực. Vị Thầy có đủ phẩm tánh và năng lực cần:

– Thứ nhất, phải thực sự thông tuệ Giáo lý,

– Thứ hai, phải giới hạnh thanh tịnh,

– Thứ ba, phải có những trải nghiệm và chứng ngộ.

Vị Thầy hội đủ cả ba điều kiện đó sẽ là một vị Thầy chân thực, một bậc Chân tu, có đầy đủ phẩm tánh và năng lực để trao truyền Giáo lý cho chúng ta. Nếu chúng ta không có được một vị Chân sư dẫn dắt, một bậc Thầy có đầy đủ phẩm tánh dẫn dắt thì chúng ta sẽ không thọ nhận được giáo huấn tốt lành, chúng ta sẽ mắc những sai lầm và chúng ta sẽ có thể đi trên con đường sai lạc. Tu hành đúng đắn là điều tối quan trọng. Để tu hành đúng đắn chúng ta cần phải có một bậc Chân sư dẫn dắt. Đó là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định thành công của hành giả.

Trước hết nói về tiêu chuẩn tri thức, trí tuệ. Thông tuệ Giáo lý là một phẩm chất quan trọng, không thể thiếu được của một bậc đạo sư. Khi người thầy thông tuệ Giáo lý, nắm vững Giáo lý thì vị đó mới có thể dẫn dắt các đệ tử của mình đi theo con đường đúng đắn. Một người không hiểu Giáo lý thì không thể hành trì đúng đắn, càng không thể dẫn dắt đệ tử của mình đi theo con đường đúng đắn. Họ có thể mắc những lỗi lầm và khiến cho đệ tử sai lạc đường tu. Cho nên điều kiện thông tuệ Giáo lý là vô cùng quan trọng đối với một vị thầy, đối với một bậc đạo sư.

Yếu tố thứ hai, gii hạnh trong sạch, là điều còn quan trọng hơn cả điều thứ nhất. Thực tế có những vị Thầy rất thông tuệ Giáo lý, học rộng biết nhiều, nhưng người đó vẫn gây phiền não cho chính bản thân mình. Chính người đó trở thành những kẻ phá rối, gây chướng ngại cho những người khác. Người đó có thể nói dối, người đó có thể lừa phỉnh những người khác. Một người biết Giáo lý, thông minh, khôn ngoan, nhưng nếu không có đạo hạnh thì người đó có thể gây hại rất nhiều. Đạo hạnh còn quan trọng hơn là hiểu biết Giáo lý nhiều. Là người tu chúng ta phải hết sức chú ý đặt tầm quan trọng ở việc tu hành và giữ giới hạnh trong sạch. Một vị Thầy có giới hạnh là vị Thầy đó có đức tính trung thực. Nếu vị Thầy không có đức tính trung thực, vị Thầy đó không có giới hạnh trong sạch, người đó có thể nói dối, có thể lừa các đệ tử của mình. Tóm lại giới hạnh trong sạch còn quan trọng hơn cả kiến thức. Một vị Chân sư trước hết là phải người tu có giới hạnh trong sạch.

Yếu tố thứ ba là trải nghiệm và chứng ngộ. Một vị Đạo sư cần phải có trải nghiệm và chứng ngộ. Trải nghiệm và chứng ngộ chỉ có thể có được thông qua việc miên mật hành trì. Vì vậy nếu một vị Đạo sư không có đầy đủ trải nghiệm và chứng ngộ thì vị Đạo sư đó cũng trống rỗng, ở một khía cạnh nào đó thì vị Đạo sư đó cũng là trống rỗng. Trống rỗng bởi vì người đó chưa đạt tới tinh yếu của Pháp. Vì khi người đó chưa đạt tới tinh yếu của Pháp thì tâm của người đó vẫn còn chưa hoàn toàn thanh tịnh. Một bậc Đạo sư muốn dẫn dắt những đệ tử của mình đạt tới những thành công trên con đường Đạo thì phải có phẩm tánh thứ ba: có những trải nghiệm và chứng ngộ để để đạt liễu nghĩa của Giáo lý, tinh yếu của Giáo lý.

Tóm lại có ba điều kiện mà vị Đạo sư cần phải có: thứ nhất phải thông tuệ Giáo lý, thứ hai phải giới hạnh thanh tịnh, thứ ba vị phải có trải nghiệm và chứng ngộ. Để có được trải nghiệm và chứng ngộ, vị Đạo sư đó phải công phu thiền định rất nhiều; không công phu thiền định đầy đủ, tâm của người đó sẽ bị khổ, tâm của người đó vẫn xa với tinh yếu của Giáo lý Phật.

Một vị Thầy cần phải có trải nghiệm và chứng ngộ; đó là điều kiện rất quan trọng. Không có sự chứng ngộ, không có khả năng nhìn ra được chân tánh của thực tại thì vị Thầy đó không có đầy đủ phẩm chất. Có rất nhiều vị Thầy rất thông minh, đọc rộng biết nhiều và dạy rất hay nhưng mà cũng vô dụng. Họ vô dụng vì không có trải nghiệm và chứng ngộ. Khi họ không có trải nghiệm, chứng ngộ thì những việc họ làm và những điều họ nói không có năng lực gia trì gia hộ, không có hiệu quả, không có sức mạnh và không hữu ích cho đệ tử của họ. Vì vậy đệ tử của họ không thể hiểu Pháp đúng đắn và không thể đi theo con đường đúng đắn. Đấy là một vấn nạn của nhiều vị Đạo sư, kể cả Thầy.

Các vị Thầy như vậy, do không có trải nghiệm và chứng ngộ cho nên họ hiểu Pháp cạn cợt và không đầy đủ. Và những lời giảng của họ chỉ là những lời nói rỗng tuếch không có giá trị, không có sức mạnh của Chân lý. Vì vậy, điều rất quan trọng là chúng ta phải tìm một vị Thầy chứng ngộ, một vị Thầy thực sự có những trải nghiệm và chứng ngộ. Một vị Thầy chứng ngộ sẽ dạy đệ tử bằng cả sự trải nghiệm và bằng chứng ngộ của mình. Bởi vì khi đã chứng ngộ thì Ngài sẽ trực nhận Tánh Không, trực nhận bản chất vô ngã, vô thường của vạn pháp. Để có trải nghiệm và chứng ngộ, vị Thầy đó phải hành trì rất miên mật, để phát triển được tâm từ, tâm bi và bồ đề tâm. Một vị Thầy khi đã tu hành rất miên mật và đạt tới tâm đại từ, đại bi và Bồ đề tâm chân thật thì vị đó sẽ dạy đệ tử với cả trái tim của mình. Những lời của Ngài nói không phải là những lời rỗng tuếch. Những điều Ngài nói không chỉ là đầu môi chót lưỡi mà căn cứ trên sự trải nghiệm và chứng ngộ của Ngài. Ngài nói bằng cả con tim, bằng cả trí tuệ, và bằng cả sự hiểu biết sâu sắc của mình.

Để có thể nhận ra được những phẩm tánh tốt của một bậc Đạo sư, chúng ta cũng cần phải có những phẩm tánh tốt. Tức là để nhận ra rằng vị thầy nào không tốt, không đủ phẩm chất và vị thầy nào là đầy đủ phẩm hạnh, chúng ta cũng cần có những phẩm hạnh của một đệ tử. Như vậy một người học đạo cũng cần có những phẩm hạnh không thể thiếu được, đó là những phẩm chất của tâm, của trí tuệ.

Nếu một người đệ tử mà không có được đầy đủ những phẩm chất của tâm, của trí tuệ thì người đệ tử đó không thể phân biệt được đâu là những vị thầy đủ phẩm tánh, nên theo và đâu là những vị thầy không có đủ phẩm tánh, không nên theo. Để làm một đệ tử tốt chúng ta phải có đầy đủ phẩm tánh. Trong những đức tính tốt đẹp của mt người đệ tử, đức tính đầu tiên là trung thực. Đức tính trung thực là vô cùng quan trọng để trở thành một đệ tử tốt. Tại sao trung thực lại là điều kiện đầu tiên cực kỳ quan trọng? Một người khi không có đức tính trung thực thì sẽ đánh giá không trung thực về những người xung quanh mình: những bạn đạo, những vị thầy mình gặp. Chẳng hạn như họ thấy một bạn đạo đã hành xử sai nhưng họ không có đủ trung thực để thừa nhận người đó đã sai. Hoặc là họ thấy một vị thầy làm những điều sai, nhưng họ không có đủ trung thực để thừa nhận rằng vị thầy đó đang sai. Do không đủ trung thực họ không có khả năng nhận ra và trân quý những phẩm hạnh của người khác. Trái lại, họ có thể nhận lầm những vị thầy không tốt là tốt, và phủ nhận những phẩm tánh tốt đẹp ở các bậc chân sư. Vì vậy phẩm tánh trung thực là rất cần thiết để làm một đệ tử tốt, để nhận ra được ai là Chân sư.

Yếu tố thứ hai để làm một đệ tử tốt là hiểu biết và thông minh. Một người tu phải có hiểu biết, có trí tuệ để biết rõ những phẩm tánh nào một đạo sư cần phải có. Bởi vì một khi không có trí tuệ người ta sẽ lầm lẫn. Người đó sẽ không phân biệt được đâu là chân sư và đâu là thầy dổm. Nếu chúng ta muốn trở thành một đệ tử tốt, một người học đạo thành công thì chúng ta phải có sự hiểu biết và thông minh để khảo sát được vị thầy và theo chân thầy một cách thành công. Còn nếu chúng ta không có sự hiểu biết mà cứ chạy theo một vị thầy thì đó là sự theo chân một cách mù quáng, thiếu hiểu biết. Vậy, điều quan trọng là một đệ tử phải có hiểu biết, phải có trí tuệ.

Yếu tố thứ ba một đệ tử cần phải có đó là tinh cần, nỗ lực. Chúng ta cần phải nỗ lực rất nhiều và rất nhiều, tất cả mọi lúc, tất cả mọi nơi. Chỉ có như vậy chúng ta mới có được một chút tiến bộ trên con đường tu của mình.

Tóm lại, có ba yếu tố cần phải nhớ để làm một đệ tử tốt. Thứ nhất là trung thực, thứ hai là hiểu biết, trí tuệ, thứ ba là tinh tấn. Tinh tấn không phải một ngày, một giờ, một năm mà liên tục không gián đoạn.

Điều rất quan trọng là phải hiểu được Giáo lý mà Đạo sư trao truyền nếu chúng ta muốn trở thành một người đệ tử tốt. Như trên Thầy đã nói, ta cần phải gặp một bậc Chân tu, nhưng nếu không đưa giáo lý vào thực hành thì tất cả giáo huấn Thầy dạy cho ta cũng trở nên vô ích. Vì vậy tinh tấn là rất quan trọng. Chỉ khi nào thực sự tinh tấn văn tư tu, thì chúng ta mới hiểu được ý nghĩa những lời dạy của Đạo sư. Khi chúng ta thực sự hiểu sâu ý nghĩa những lời dạy của Đạo sư thì giáo huấn của Đạo sư mới thấm vào tâm ta, mới thực sự có hiệu quả đối với tâm ta. Tức là giáo huấn của Đạo sư mới hữu ích đối với chúng ta. Còn nếu chúng ta lười biếng thì sẽ không hiểu được Giáo lý, Giáo lý sẽ không thấm được vào tâm của chúng ta. Có rất nhiều đệ tử lười biếng như vậy. Họ thích dùng thời gian để đi lòng vòng chỗ này chỗ khác. Họ tốn rất nhiều thời gian vào những việc vô bổ như trò chuyện tán gẫu, gặp người này người nọ, lo toan gia đình, bận rộn làm ăn, tiêu tán thời gian vào những trò vô bổ. Những việc làm như vậy cướp đi rất nhiều thời gian thời gian quý báu, và không thực sự có lợi. Chúng ta đã gặp được Thầy, được Pháp nhưng chúng ta đã bỏ mất cơ hội quý báu này.

Vào thời đại ngày nay, tránh lầm lẫn, theo chân những vị thầy dổm, thiếu phẩm chất ngày càng là điều khẩn cấp đối với chúng ta. Một khi chúng ta theo chân vị thầy dổm, kém phẩm chất, thì họ sẽ đưa chúng ta đi lạc khỏi con đường đạo, và đó là điều rất tai hại. Đức Phật đã khuyến cáo đệ tử rằng, trong tương lai sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn những vị Thầy dổm. Và số lượng những vị thầy dổm sẽ nhiều hơn số lượng những vị Đạo sư chân chính. Những vị thầy dổm lại có nhiều đệ tử hơn, nổi tiếng hơn, được ưa thích hơn những bậc Chân sư. Những vị Thầy dổm lại có thị trường rất rộng lớn. Vì vậy, điều khẩn thiết đối với chúng ta trong thời đại ngày nay là phải tránh gặp gỡ và theo chân những vị thầy dổm, những vị Thầy không tốt. Những vị Thầy không tốt họ thường lừa gạt, thiếu trung thực, lừa gạt và dẫn dắt những người tu đi theo những con đường sai lạc, không phải là con đường của Phật giáo.

Thầy nhắc lại một lần nữa, đó là điều khẩn thiết đối với người tu. Chúng ta là phải hết sức cẩn thận để không đi theo con đường xấu, con đường sai bởi nhận lầm thầy, và theo chân những vị thầy dổm, thầy xấu.

Đức Hungkar Dorje Rinpoche