IMG_6467

Ba mươi chín thiên uy nghi

Uy nghi là vẻ đẹp biểu hiện ra trong những tư thế, động tác, ngôn từ và cách tiếp xử của hành giả trong đời sống hàng ngày. Sống trong chánh niệm, từ từ ta có thêm chất liệu của sự vững chãithảnh thơi và an lạcUy nghi là dấu hiệu của sự có mặt của những chất liệu ấy. Có những chất liệu này, uy nghi mới thực sự là uy nghinếu không thì đó chỉ là những ngụy trang mà ta gọi là giả trang thiền tướng. Có ba mươi chín chương uy nghi mà ta cần học hỏi và rèn luyện. Để thực tập các uy nghi này, ta cũng cần học thuộc lòng những bài thi kệ trong phần I (Thi Kệ Thực Tập Chánh Niệm) của sách.

Chương I – Tôn kính Thầy và các bậc Thầy lớn.

không nên gọi thẳng tên của Thầy. Nếu cần nói đến tên Thầy thì nói: pháp hiệu của Thầy chữ trước là –– và chữ sau là ––. Không được nghe lén những buổi thuyết giới của các vị khất sĩ. Không nên nói và kể về những khuyết điểm của các Thầy. Đang khi ngồi mà Thầy đến thì đứng dậy, trừ những lúc đang tụng kinhcạo tóc, thọ trai, chấp tác hay bệnh. Địa vị của những người thọ giới lớn sau năm năm là địa vị của giáo thọ (A xà lê), sau mười năm là địa vị của thân giáo sư (hòa thượng), vị sa di nên biết điều đó để tự lộ sự tôn kínhtôn kính như tôn kính thầy của mình. Đối với người có hạ lạp cao, nên xưng hô thầy con thật lễ phép, dù đó là người đồng sư với mình.

Không được cố ý lén nghe những gì các thầy lớn nói trong những buổi họp của các vị. Không được nhái giọng nói và điệu bộ của các vị. Thấy các vị đi ngang, nên đứng sang một bên chắp tay để nhường bước. Đi ngang qua các vị, nên cúi đầu và chắp tay. Không nói những khuyết điểm của Thầy với bất cứ ai. Có ai chê bai Thầy thì tìm cách giải tựa những hiểu lầm của họ về thầy. Nếu không đủ sức thì nên nói: Người mà quý vị đang nói xấu là thầy tôi (hoặc ngang hàng thầy tôi). Tôi không muốn nghe nói xấu thầy tôi. Rồi tìm cách xin lỗi và bỏ đi nơi khác.

Lỡ có khi đang ở một nơi mà có các thầy lớn tiếng với nhau thì tìm cách im lặng rút lui khỏi nơi ấy. Khi các vị lớn hạ lạp hơn mình bị thầy quở trách thì cũng tìm cách im lặng rút lui.

Nếu bắt buộc phải sống xa thầy, hoặc thầy sắp tịch, thì phải lập tức thỉnh ý thầy là nên nương tựa vào thầy nào và cư trú ở đâu.

Chương II – Hầu thầy.

Làm thị giả cho thầy là một cơ hội quý báu để được gần gũi và học hỏi trực tiếp với thầy. Trong thời gian làm thị giả, thầy trò có cơ hội để hiểu nhau hơn và do đó thầy có thể ban cho ta những giáo huấn thích hợp với căn cơ ta. Học với thầy không phải chỉ là học những điều thầy giảng dạy và căn dặn; học với thầy còn là học cách thầy đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, tiếp xử và động. Vì vậy phải biết đem hết tâm ý mà học hỏi trong thời gian được làm thị giả.

Nếu thầy có răn dạy điều gì phải chắp tay lắng nghe cung kính và tạ ơn thầy, đừng nên tìm cách nói lời minh oan và chống trả. Trước khi vào phòng thầy, phải thở và gõ cửa ba tiếng khoan thai. Đem đổ ống nhổ và chậu nước tiểu, nên giữ nụ cười tươi, đừng tự vẻ khó chịu. Lễ lạy thầy, phải xin phép trước; không nên lễ lạy khi thầy đang ngồi thiềnđi kinh hành, thọ trai, nói pháp thoại, chải răng, tắm rửa, nghỉ ngơi… Dâng thực phẩm lên thầy, phải nâng bằng hai tay. Thầy thọ trai xong, nên thu dọn từ tốn. Hầu thầy không nên đứng đối diện, ngồi chỗ cao hay đứng quá xa. Đứng hay ngồi nơi nào mà dù thầy nói nhỏ mình cũng vẫn nghe được, để thầy khỏi phí sức. Khi thầy bệnh, nên hết lòng chăm sóc, chuẩn bị thuốc men, túi nước nóng, bình nước nóng, lò sưởi và chỗ nằm của thầy cho chu đáo. Làm thế nào để khi thầy cần đến mình là mình có thể có mặt. Dù không phải là thị giả mà nếu thấy thầy cần gì mình cũng nên tìm cách giúp thầy. Nếu thị giả đang bận lo việc khác cho thầy thì mình nên thay thế thị giả làm việc ấy. Nếu không có thì giờ thì phải đi tìm một vị khác.

Đừng để khách khứa đi vào khi thầy cần nghỉ ngơi. Nếu nhận thấy thầy mệt và cần nghỉ ngơi thì tìm cách khéo léo để những người khách ấy chấm dứt cuộc hội kiến sớm.

Được thầy cho ăn cơm chung với thầy thì đợi thầy cầm đũa ăn rồi mình mới cầm đũa. Ăn cơm như thế nào để khi thầy ăn xong thì mình cũng ăn xong, như thế để có thể dọn dẹp và đem trà cho thầy. Dừng nhai để lắng nghe mỗi khi thầy có dạy bảo điều gì.

Thầy lớn tuổi, nên học cách bấm huyệt và xoa bóp cho thầy.

Thầy mặc áo, hay đắp y, nên giúp sửa y áo thầy cho thẳng thắn.

Làm bất cứ điều gì mình có thể làm mà đừng đợi thầy sai bảo.

Mỗi ngày, đổ thùng rác trong phòng thầy và trong buồng tắm thầy dù là thùng không đầy.

Mỗi khi đi ngang nơi thầy ngồi, dù nơi ấy không có mặt thầy, đều nên cúi đầu. Trước khi vào phòng thầy, dù thầy vắng mặt, cũng nên gõ cửa và xá. Vào xong, đóng cửa rồi cũng nên chắp tay xá chỗ thầy ngồi.

Khi thưa hỏi, phải chắp tay lại một cách cung kính. Không hiểu điều gì thì sau đó chắp tay để xin thầy lặp lại. Thầy bảo lui thì lui, không nên nấn ná. Thầy nói chưa hết câu không nên mở lời. Không nên ngồi vào chỗ thầy ngồi, nằm vào chỗ thầy nằm hoặc sử dụng áo nón của thầy. Thư từ của thầy gửi đi hay nhận tới không nên xem lén, cũng không đưa người khác xem. Đi công việc cho thầy, không nên ghé đâu cả, việc xong thì trở về ngay, đừng để thầy trông. Nếu có việc bất thường xẩy ra, phải nhắn hoặc gọi điện thoại về. Thầy tiếp khách, nên để ý xem thầy có cần gì không. Khi thầy khai thị cho khách về đạo pháp, nên lắng nghe để được học hỏi. Thầy có hỏi thăm về tăng thân, phải thực lòng thưa cho thầy biết về những gì mình đã trực tiếp thấy và nghe. Đừng sợ mang tiếng nói xấu ai, nếu mình thực sự vì cung kính và vì tình thương mà nói. Thầy hỏi về tình trạng học hỏi và tu tập của mình, đừng cố ý che dấu. Phải nói hết những khó khăn và những thành công của mình cho thầy nghe và cầu thầy soi sáng. Những thư từ có liên hệ tới đời sống lý tưởng và tình cảm của mình thì nên trình lên và chia xẻ với thầy trước khi gửi đi hoặc sau khi nhận. Nếu thấy mình đã vì thất niệm hoặc dại dột mà phạm vào những lỗi lầm thì phải đến phát lộ với thầy, cầu xin sám hối và hứa với thầy sẽ không lặp lại những lỗi lầm ấy trong tương lai.

Chương III – Đi theo thầy.

Trước khi đi phải chuẩn bị tất cả những gì thầy có thể cần đến trong chuyến đi, như y, áo, thuốc men, túi nước nóng, tọa cụtài liệu, kinh sách, pháp khí … Đừng để thầy khiêng nặng. Nếu thầy muốn tự xá chuyển hóa một cái túi thì phải vâng lời thầy. Nên đi phía sau thầy một chút, bước rất thảnh thơi, có chánh niệm, không nhìn ngang ngửa. Đi theo sau thầy, không dụng lại và không nói chuyện với người khác. Lái xe cho thầy phải để ý xem thầy có bị nắng chiếu vào mặt hay bị gió thổi vào người không. Đến nơi, trong khi thầy ngồi, nên đứng hầu sau lưng thầy, thầy bảo ngồi xuống mới ngồi. Đến tự viện khác, khi thầy lạy Bụt và lạy tổ, hoặc khi mình lạy, đừng tự ý sử dụng chuông khánh. Khi vượt suối khe, phải cầm gđay dò thử chiều sâu. Phải đi sát thầy để giúp thầy vượt qua những nơi khó bước. Nếu có hẹn với thầy ở một nơi nào thì phải cố gắng có mặt ở nơi ấy trước khi thầy đến. Nếu cùng với các vị sa di khác đi theo thầy, thì anh em phải điều hợp với nhau để tạo thành một tăng thân có hòa hợp, có thương yêu và hạnh phúc, làm đối tượng tin cậy cho những ai được tiếp xúc với thầy và với mình.

Chương IV – Tiếp nhận lời dạy của thầy.

Khi thầy dạy nên lắng lòng nghe mà đừng vội đem tâm phê phán và kết luận đúng sai, dù có những điều thầy nói không phù hợp với nhận thÌức mình. Nếu nghe với thái độ phê phán và phản ứng ngay trong giờ phút nghe thì có thể ta không hiểu và không tiếp nhận được ý thầy. Phải học nghe với tâm không thành kiến. Sau vài ba hôm chiêm nghiệm, có thể ta sẽ hiểu được ý thầy và thấy được những điều thầy nói là quan trọng và đã phát xuất từ kinh nghiệm và tuệ giác của thầy. Nếu có những điều gì thưa trình lại để giúp cho thầy có đủ dữ kiện phán xét thì hãy đợi vài ba hôm sau và tìm cách xin gặp mặt thầy. Trong khi thưa trình, phải giữ thái độ khiêm cung, tĩnh lặng và sử dụng ngôn ngữ hòa kính. Nếu đang có cảm xúc thì không nên mở lời. Phải đợi cho cảm xúc lắng xuống mới nên nói. Đối với các vị có giới phẩm và hạ lạp cao hơn, nên tiếp xử như thế đã đành, mà đối với các vị tuổi tu và kinh nghiệm ít ỏi hơn mình, cũng nên học xử sự như thế để hai bên đều có lợi lạcBình tĩnh lắng nghe không thành kiến là một phép thực tập rất quan trọng. Thầy và các bậc trưởng thượng khác không đòi hỏi mình vâng lời không điều kiệnvì vậy mình vẫn có cơ hội để thưa trình, tham vấn và đóng góp ý kiến. Những gì thầy dạy mà mình chưa hiểu rõ thì phải hỏi lại cho đến khi biết chắc rằng mình đã hiểu rõ, mới chắp tay bái lĩnh và lui ra.

Chương V – Ngồi uống trà với thầy.

Ngồi uống trà với thầy có thể là một trong những giây phút hạnh phúc nhất của người xuất gia. Nên trân quý những giờ phút này. Có dịp nên tìm cách trình lên thầy những tiến bộ và những hạnh phúc của mình trong quá trình tu học. Nên trình lên thầy những thành quả tu học của các anh em đồng tu, điều này sẽ làm cho thầy vui và có tác dụng nuựôi dưỡng thầy. Nếu hoàn cảnh cho phép, nên xin thầy cho các anh em đồng tu khác cùng được ngồi tham dự. Tránh nói về những khó khăn trong chúng, hãy đợi những dịp khác để thưa trình và để thỉnh ý thầy. Nên chắp tay lại mỗi khi có điều gì muốn thưa trình, và trước khi nhận chén trà hoặc cái bánh.

Chương VI- Sinh hoạt với chúng.

Nghe chuông tập chúng, nên khởi sự đến nơi hẹn ngay, không được chần chừ. Sử dụng phép thiền hành trong khi đi. Không nên dành chỗ ngồi. Ngồi xuống rồi, nên nhiếp tâm theo dõi hơi thở, giữ thân cho ngay thẳng. Không được nói cười lớn tiếng. Nên thường nói ra những điểm tốt đẹp mà đừng nói đến những điểm tiêu cực của cá nhân. Phải tôn trọng thời khóa. Phải tham dự vào tất cả những sinh hoạt của tăng thân (đại chúng) trừ những lúc có bệnh hoặc được giao phó một công tác đặc biệt phải làm cho xong trước thời hạn. Không nên khạc nhổ, hỉ mũi và nôn oòe lớn tiếng, bất cứ nơi nào. Phải sử dụng khăn túi và phải hướng vào góc tường nếu cần làm những việc ấy. Khi đánh răng, không nên đi qua đi lại và nói chuyện. Đứng yên một chỗ, thực tập chánh niệm theo bài kệ đánh răng và an trú thảnh thơi trong việc đánh răng. Làm việc gì cũng làm theo tinh thần ấy. Uống nước nên nâng bằng cả hai tay, không nên vừa uống vừa xá chào người. Được mời nước bánh hay trao cho vật gì, trước phải chắp tay xá rồi mới nhận.

không nên cười to làm động chúng. Muốn ngáp phải đưa tay che miệng. Không nên chạy hay đi gấp gáp. Luôn luôn đi theo lối thiền hành, tự lộ sự vững chãi và thảnh thơi, dù khoảng cách chỉ là vài ba thước. Nếu làm trách vụ hương đăngdâng hoa cúng Bụt chỉ nên dâng hoa thật tươi đã nở tròn hoặc còn hàm tiếu. Đừng cắt bông búp. Hoa héo thay ra phải để vào nơi đã được quy định, không nên vứt bỏ bđay bạ. Chân nhang cũng thÓế. Chỉ để lại một cây chân nhang ngay giữa bát nhang. Cắm nhang nên cầm cây nhang bằng hai tay, hoặc nếu cầm một tay thì bàn tay kia phải đặt trên cánh tay của bàn tay này. ẴY nghĩa là đặt hết toàn diện thân, khẩu và ý vào động tác cắm nhang. Mở cửa thiền đường và chánh điện cũng phải như thế. Cầm chổi quét thiền đường hay Phật đường không nên hất chổi để bụi bay lên. Cuối mỗi lát chổi, giữ chổi cao hơn mặt đất một chút và rảy nhẹ cho bụi rơi xuống. Nghe gọi tên mình, phải niệm Bụt đáp lại, hoặc nói: có tôi đây. Thay tiếng tôi bằng pháp danh mình. Nhặt được của rơi, nên đem đến cho vị tri sự.

Dùng điện nước phải hết sức tiết kiđem. Đừng bao giờ rời phòng xá trước khi tắt đèn và lò sưởi. Không nên lấy vật thưỲờng trú làm của riêng. Không nên ngồi không trong khi đại chúng làm việc. Hãy nhận lãnh công việc tùy theo sức lực và tài năng mình. Nhận một trách nhiệm đại chúng giao phó, như tri xa, tri viêntri khố … đừng cho đó là một quyền hành mà chỉ là một cơ hội để phụng sự tăng thân.

Trong các buổi họp chúng, luôn luôn giữ thái độ khiêm cung, phát biểu ý kiến một cách từ hòa, nhã nhặn. Tránh tạo ra thế tam giác, nghĩa là đừng theo phe một người để chống lại một người khác. Phải tìm mọi cách để đưa hai người lại với nhau. Không nên tụ năm họp ba nói những chuyện không có ích lợi hoặc nhắc tới những chuyện thị phi của người cư sĩ. Tránh dùng chữ tôi, nên tự xưng bằng pháp danh mình. Phải giữ bình tĩnh khi gặp chuyện không vừa ý.

Phải học nhìn những người xuất gia đệ tử của thầy mình là sư anh, sư chị và sư em của mình, và phải thiết lập liên hệ anh em một cách chân thành với những vị ấy. Dù người sư anh hay sư chị của mình có thể còn có những yếu kém, người ấy vẫn đích thực là sư anh hay sư chị của mình. Không được tự bảo: người ấy có hơn gì tôi đâu mà làm sư anh hay sư chị của tôi. Nếu mình có may mắn thành công hơn các vị ấy trên đường tu học thì phải tìm cách giúp đỡ các vị ấy một cách khiêm cung và khéo léo. Mình có quyền chơi thân với một người bạn tu, nhưng phải biết căn cứ trên liên hệ ấy để phát triển sự thân tình rộng ra với các vị khác, bắt đầu từ các vị dễ dãi rồi tiến dần đến các vị khó tính hơn, cho đến khi mình có thể sống hài hòa với tất cả mọi người trong đại chúng. Đây là công trình xây dựng tăng thân rất cần thiết cho hạnh phúc và sự thành đạt của một đời tu. Chơi thân với một người bạn đồng tu không có nghĩa là vướng mắc vào nhau và đi tới luyến ái không lành mạnh, dù đó là trường hợp nam với nam, nữ với nỡữ. Tình thương đÌí chuyển hóa thực trong đạo Bụt được làm bằng chất liệu Từ, Bi, Hỷ và XỸả. Xả có nghĩa là bình đẳng và không vướng mắc, không kỳ thị.

Chương VII – Ăn cơm.

Nghe chuông báo giờ thọ thực, hãy buông bỏ mọi việc để mang bát đến thực đường, sắp hàng lấy thức ăn. Đừng lấy cớ là hàng sắp còn dài, mình có thể đến sau. Sự có mặt của mình ngay từ đầu trong đại chúng sẽ mang lại năng lượng cần thiết cho mỗi người trong đại chúngTheo dõi hơi thởmỉm cười và tiếp xúc với tăng thân bằng chánh niệm, không nên nói chuyện, dù là thì thầmThực tập chánh niệm khi để thức ăn vào bát, cũng không khác gì khi khất thực. Chỉ nên lấy thức ăn vừa đủ, hoặc ít hơn một chút. Từ nơi lấy thức ăn, ôm bát đi đến chỗ ngồi của mình, thực tập đi thiền hành cho vững chãi và thảnh thơi. Ngồi xuống trên chỗ ngồi của mình, đặt bát ngay ngắn phÌía trước mặt, ngồi giữ lưng thẳng và lập tức thực tập phép quán niệm hơi thở, đừng để mất thì giờ tu tập trong khi chờ đợi những người khác. Trước khi ăn nên thực tập năm quán tưởng. Trong khi ăn không nói chuyện, không suy nghĩ việc quá khứ, tương lai, chỉ nhiếp tâm tiếp xúc sâu sắc với thức ăn và với tăng thân quanh mình. Ngồi ăn như thế nào để có thể nuôi dưỡng sự hân hoan và hạnh phúc trong suốt bữa ăn, như đang được với Bụt và tăng đoàn nguyên thỉ ngồi ở tịnh xá Kỳ Hoàn cùng thọ trai. Trân quÌý mỗi hạt cơm, mỗi lát thức ăn, không để động tâm về chuyện ngon dở. Nhai thật kỹ thức ăn, từ ba mươi tới năm mươi lần. Không nên chép miệng và nhai nhóp nhép thành tiếng. Ngđam miệng lại mà nhai. Đừng ăn miếng quá lớn. Tránh khua bát đũa. Không được đứng dậy giữa bữa ăn. ắn xong chưa nên đặt bát xuống nếu những người lớn tuổi tu hơn mình chưa ăn xong. Không nên ăn xong đứng dậy trước. Không được ngồi ăn riêng một mình xa tăng thân, và ngoài những bữa ăn của đại chúng, trừ trường hợp ốm đau. Buổi chiều nên ăn thức ăn nhẹ và ăn ít.

Chương VIII – Lễ lạy.

không nên đÌứng ở khoảng giữa trước bàn thờ mà lễ lạy, vì đó là chỗ của vị thủ tọa. Khi có người đang lạy, không nên đi ngang qua trước mặt người ấy. Chắp tay phải ngay ngắn, các ngón tay không so le. Nếu quán tưởng hai bàn tay là búp sen, thì có thể có chỗ trống giữa lòng hai bàn tay. Không nên đụng các ngón tay vào cằm hoặc vào lỗ mũi. Thở nhẹ và sâu ba hơi rồi quán tưởng trước khi lạy. Khi lạy, đưa búp sen hai tay lên ngang trán, rồi hạ xuống ngang ngực trước khi xòe hai tay sang hai bên để lạy xuống. Đưa tay lên ngang trán và đi ngang qua bình diện trái tim ngụ ý đem cả tim và óc mình mà lễ lạy. Khi lạy xuống, năm vóc phải thực sự sát đất. Trong tư thế năm vóc sát đất, ngửa hai bàn tay ra hai bên đầu, tự ý trình bày hết con người thật của mình lên Bụt, không dám dấu diếm một điều gì. Lạy xuống, phải buông bỏ hoàn toàn cái ý niệm về ngã của mình. Mình không là gì cả, mình không có gì cả, tất cả cơ thể, sức khỏetài năngthông minhkiến thức của mình đều là những gì của tổ tiên tâm linh và huyết thống trao truyền lại. Lạy như thế nào mà hòa nhập được vào dòng sống của tổ tiên và các thế hệ hậu lai, để không thấy mình còn một cái ta riêng rẻ và khổ đau. Trong tư thế năm vóc sát đất, nên thở thật thoải mái ba lần, để cảm thấy thảnh thơi, nhẹ nhàng và không lo lắng gì trong giờ phút ấy. Đây là một hình thức thực tập quay về nương tựa nơi dòng sống bất diệt của tổ tiên.

Nếu Phật đường đông người quá thì có thể chọn những lúc vắng người để lễ lạy. Nên thực tập năm cái lạy hoặc ba cái lạy mỗi ngày, vì lạy như thế giúp ta chuyển hóa khổ đau và trị liệu tâm lý cô đơn và mặc cảm.

Chương IX – Nghe pháp thoại.

Nghe pháp thoại là một phép thực tập quan trọng. Nghe chuông báo giờ pháp thoại phải đến pháp đường ngay, đừng bao giờ vào pháp đường sau vị pháp sư. Ngồi thẳng và thoải mái cũng như trong giờ thiền tọa. Đừng viết giấy chuyền tay cho người khác, trừ khi đó là việc cấp tốc có liên hệ tới sự an vui của đại chúng. Tránh việc nửa chừng pháp thoại bỏ ra ngoài để đi tiểu; nên đi nhà vệ sinh trước khi vào pháp đường. Không được nói chuyện với người ngồi bên cạnh. Nghe pháp thoại không nên chỉ nghe với trí năng mà phải biết sử dụng tâm không so sánh để nghe. Nghe pháp thoại không phải là để chứa chất thêm kiến thÌức về phđat pháp mà là để có cơ hội cho những lời thầy nói đi thẳng vào chiều sâu của tâm thức, đánh động được những hạt giống trí tuệ và từ bi chôn vùi trong chiều sâu ấy; cũng như mưa xuân thấm được vào lòng đất và làm cho các hạt giống có dịp nẩy mầm. Nếu nghe pháp thoại mà chỉ dùng trí năng so sánh những điều đang nghe với những điều đã học thì mưa pháp không thấm sâu được vào đất tâm. Nên học nghe với tâm không so sánh và với tâm không thành kiến. Có những người giác ngộ trong khi nghe pháp, đó là nhờ họ đã nghe với phương pháp ấy. Nếu đã có máy thu thanh đang ghi mà ta còn cố gắng ghi chép, thì ta có thể đánh mất ít nhiều định lực của ta và mất cơ hội tiếp nhận trực tiếp những lời khai thị quan trọng khác của vị pháp sưNếu cần ghi chép thì chỉ nên ghi chép rất ít, vài từ ngữ và vài ý tứ quan trọng mà thôi.

Chương X – Học kinh và đọc sách.

Ngoài những kinh được học chung với chúng, nếu muÓốn học thêm kinh nào cũng nên hỏi ý kiến của thầy. Vấn đề không phải là học cho thật nhiều kinh mà là được học những kinh căn bản có liên hệ trực tiếp đến sự thực tập giới Định Tuệ trong đời sống hàng ngày. Các kinh căn bản như Kinh Quán Niđem Hơi Thở, Kinh Niđem Xứ, Kinh Người Bb Sống Một Mình, Kinh Người Bắt Rắn … cần được học cho thật thấu đáo làm căn bản cho sự tu học. Những kinh lớn như Kim CươngBát NhãBảo TíchHoa NghiêmPháp HoaDuy MaViên Giác … đều có liên hệ mật thiết đến các kinh căn bản Óấy. Khi học kinh nên luôn luôn tự hỏi: những tư tưởng siêu việt trong các kinh này có liên hệ gì đến sự thực tập trong đời sống hàng ngày ? làm sao áp dụng được giáo lÌý các kinh này vào đời sống hàng ngày để chuyển hóa khổ đau và đạt tới giải thoát? Học kinh không phải chỉ để thưởng thÌức tư tưởng uyên áo của kinh và để diễn bày lại những tư tưởng ấy cho kẻ khác nghe mà là để soi sáng cho sự thực tập của mình.

Về các bộ luận cũng như về các trước tác hiện đại của đạo Bụt, nên tham vấn ý kiến của thầy trước khi đọc. Đừng nên chứa chất quá nhiều sách, đừng làm con mọt sách.

Phải có thái độ cung kính đối với kinh điển và băng giảng. Cầm kinh luôn luôn phải cầm hai tay. Chỉ đặt kinh nơi chỗ sạch sẽ và tôn nghiêm. Nếu có bụi bám trên kinh, không nên dùng miệng thổi, mà phải dùng khăn sạch để phủi bụi. Trên bàn kinh không nên để vật tạp. Khi bìa kinh hư hỏng nên tu bổ liền, đừng để hư hoại thêm. Nghe pháp thoại tỲừ băng giảng không được nằm hoặc ngồi không chỉnh đốn. Phải ngồi nghiêm trang trong tư thế nghe pháp với tất cả sự cung kính. Không được vừa làm việc vừa nghe pháp thoại từ băng giảng.

Đọc sách không được đọc tiểu thuyết, truyện kiếm hiđep, truyện trinh thám, truyện hãi hùng, truyện tình và sách báo khiêu dâm. Nên tham vấn thầy và các thiện tri thức về những sách có thể đọc. Nếu có thì giờ ngoài việc học hỏi kinh luận, chỉ nên đọc những sách về lợi chuyển hóa sử các nền văn minh trên thế giới, về đại cương lợi chuyển hóa sử và giáo lý các tôn giáo, về đại cương tâm lý học áp dụng và về đại cương những khám phá hiện đại nhất trong lơinh vực khoa học. Những sách này có thể giúp ta so sánh và quán chiếu về những điều ta học trong kinh điển và giúp ta sau này trong sự diễn bày giáo lý cho đời một cách khế cơ hơn.

Chương XI – Vào chùa, tháp.

Vào chùa nên đi vào cửa trái hoặc phải, tránh đi vào cửa giữa. Theo dõi hơi thở, bước đi chánh niệm, không nói chuyện. Guốc dép cần được xếp thật ngay ngắn trước khi vào chánh điện. Trong chánh điện hay trong tháp miếu, nên đi vòng từ trái sang phải. Tránh việc hỉ mũi, ho, ợ và nhổ nước bọt, dù là trong khăn, trong thời gian ở chánh điện hoặc ở trong tháp. Chiêm ngưỡng tôn tượng và tham khảo câu đối hoặc văn bia một cách im lặng. Không nên đối thoại ồn ào hoặc khoe khoang kiến thức của mình về lợi chuyển hóa sử tự việntôn tượngtổ sư và pháp khí.

Chương XII – Vào thiền đường.

Nên để nón, khăn quàng cổ, áo khoác ngoài và dày giép ở chỗ đã được quy định. bước vào thiền đườngchắp tay hướng về bàn thờ Bụt và tổ để xá, rồi mới thong thả bước từng bước chánh niệm tới chỗ ngồi của mình. Đến chỗ ngồi, nên đứng ngay thẳng trước tọa cụchắp tay xá trước khi ngồi xuống. Ngồi xuống rồi, lập tức khởi sự điều chỉnh thế ngồi và hơi thở, đừng đợi người khác, cũng đừng đợi tiếng chuôngHết sức tránh sự đến trễ sau tiếng chuông khởi đầu buổi thiền tọa.

Ngồi lưng thật thẳng, nhưng buông thư tất cả các bắp thịt, từ các bắp thịt trên mặt xuống đến các bắp thịt trên vai, lưng, cánh tay, bụng và chân. Ngồi cho vững trong tư thế hoa sen hay nửa hoa sen, thật thoải mái, thật buông thư. Mắt có thể mở hé nhìn xuống chừng một thước phía trước mặt, đầu và sống lưng làm thành một đường thẳng. Thực tập những bài có công hiệu nuôi dưỡng an lạc thân tâm trước khi đi vào những đề tài quán chiựếu đã định trước. Nếu có đau nhức thì cũng có quyền thay chân, miễn là động tác được đặt trong chánh niệm và đừng tạo ra tiếng động có thể làm động tâm người ngồi bên cạnh. Tuyđet đối tuân theo hiệu lệnh của chuông khánh.

Nếu đến phiên mình làm duy naduyệt chúng hay hướng dẫn thiền tọa, phải tới sớm để chuẩn bợi. Làm thiền hướng dẫn, phải xướng các công thức thiền tập một cách rõ ràng rành mạch, và đừng để cho tiếng chuông nhỏ quá hoặc chát quá. Nên nhớ hạnh phúc và sự thành công của buổi thiền tập tùy thuộc rất nhiều ở người hướng dẫn thiền tập.

Xả thiền không nên thô tháo. Trước tiên, diêu động thân hình về phía trÌái rồi sang phía phải. Từ từ tháo chân ra và xoa bóp nhẹ nhàng cho máu huyết lưu thông. Đừng bẻ đốt xương ngón tay kêu răng rắc. Nhòe đưa hai bỲàn tay ấp lên hai mắt cho có sức ấm. Đừng xát hai tay lại thành tiếng. Dùng tay này xoa bóp tay kia trước khi dùng cả hai tay xoa bóp các bắp thịt trên mặt, vai và bắp chân. Luôn luôn thực tập hơi thở ý thức trong khi làm các việc này. Muốn sửa bồ đoàn và tọa cụ lại cho ngay ngắn thì cúi xuống dùng tay, đừng bao giờ dùng chân.

Tụng kinh, nên để tâm ý vào lời kinh, đừng nên chỉ chú trọng vào kỹ thuật tán tụng và âm điệu. Niđem Bụt đừng niệm suông bằng miệng, phải tiếp xúc với nội dung đại từđại biđại trí và đại nguyện của Bụt. Nên biết sử dụng mười danh hiệu Bụt để làm sống dậy trong tâm những chất liệu ấy của Bụt. Khi thực tập kinh hànhchú tâm tÌới sự xúc chạm giữa bàn chân và sàn chánh điện, đi an lạc thảnh thơi như bước trên Tịnh độ không khác. Mỗi bước chân phải đem lại thêm chất liệu chánh niệmvững chãi và thảnh thơi vào cơ thể và vào tâm thức.

Chương XIII – Làm việc với tăng thân.

Nên vâng theo ý của vị tri sự. Nhận việc xong phải làm với tất cả tâm ý và khả năng mình. Phải thực tập chánh niệm trong khi chấp tác. Làm việc chung với tăng thân cũng là một cơ hội để hòa mình trong tăng thân, học hỏi với tăng thân và tạo thêm những mối thiện cảm giữa mình với những thành phần khác của tăng thân. Nên biết bảo quản dụng cụ làm việc, dụng cụ từ đâu thì sẽ trả về ở đó, không nên vứt bỏ ở nơi chấp tác. Nên xem công việc là một cơ hội để tu tạo phước đức và phụng sự tăng bảo, nhờ đó mà ta chấp tác với một niềm vui. Nên phối hợp công tác với những vị khác, đừng lui cui làm việc một mình trong một xó. Nên duy trì sự thảnh thơi và an lạc trong khi làm việc, đừng hấp tấp muốn làm cho mau xong. Mỗi người có kinh nghiệm và cách thức làm việc riêng, đừng ép người khác phải làm theo giÓựống hệt cách mình làm, tuy nhiên có thể chia xẻ với nhau cách thức làm việc để cùng được học hỏi từ kinh nghiệm của nhau. Đừng đánh giá người khác qua công việc. Phẩm chất tu học của người tu phải được xem quan trọng hơn là số lượng công tác người ấy có thể làm. Đóng góp quan trọng nhất cho tăng thân là uy nghi, đÌức độ, an lạc và sự chuyển hóa của mình. Dù được thầy hoặc tăng thân giao cho một công tác đặc biệt, cũng đừng nên cho công việc mình quan trọng hơn công việc của người khác. Nên biết tất cả các loại công việc được làm để phục vụ tăng thân đều quan trọng như nhau. Nên nhớ rằng nhờ những thành phần khác của tăng thân đang phụ trách những công việc khác cho nên mình mới có thể làm thành tựu được công tác mình đang làm, và như vậy công tác đặc biệt của mình cũng đang do tăng thân thành tựu. Mỗi khi một công tác đặc biệt được giao phó, không được lấy cớ vì công tác đó mà bỏ những giờ sinh hoạt với đại chúng. Nếu công tác có tính cách cấp bách, phải thưa trình với đại chúng để xin một hoặc hai ngày được vắng mặt trong những sinh hoạt khác để có thể hoàn tất cho kịp thời. Thời gian này không được kéo dài quá ba hôm. Nếu công tác không có tính cách cấp bá chuyển hóa thì nên xin chỉ được làm mỗi ngày một hai giờ để mình còn có thể tham dự những sinh hoạt khác với tăng thân như thiền tọathiền hành, thọ trai, pháp đàm, pháp thoại … Nếu được giao công tác nhiều hơn sức mình có thể cáng đáng thì phải biết thưa trình lại để công tác ấy cũng được phân phối cho một người thứ hai, người mà mình đề nghợi. Nên biết sử dụng việc chấp tác như những phương tiện tu tập. Đừng say mê công việc đến mức tự đánh mất mình trong công việc. Đừng tìm sự trú ẩn và quên lãng trong công việc. Đừng vì công việc mà đánh mất liên lạc tốt giữa mình và các thành phần khác trong tăng thân.

Chương XIV – Vào nhà tắm.

Tắm rửa và giặt giũ nên biết tiết kiệm nước và điện. Nên duy trì sự nhẹ nhàng và chánh niệm trong khi tắm. Đừng vặn nước quá mạnh khiến nước gương sen văng ra ngoài phòng tắm. Không nên nói cười trong khi tắm. Không nên tiểu tiện trong nhà tắm. Tắm rửa là một cơ hội để quán chiếu hình hài mình, để tiếp xúc được với tổ tiên và con cháu, để thấy mình là sự tiếp nối của dòng sinh mạng và để ý thức được vai trò của mình trong sự nuôi dưỡng thân tâm của tổ tiên và của con cháu mình nơi mình. Không nên chiếm phòng tắm quá lâu, sợ người tới sau phải chờ đợi. Xà phòng tắm và ộgi đầu phải được sử dụng vừa phảisử dụng xong phải để vào chỗ được quy định; nếu hết thì sau khi tắm phải đi lấy sẵn cho người kế tiếp. Các chậu thau sau khi được sử dụng cũng cần được rửa sạch và úp lại. Nên có bình hoa nhỏ trong nhà tắm để nhắc nhở rằng phòng tắm cũng là nơi thực tập chánh niệm và thiền quán.

Chương XV – Vào cầu tiêu.

Muốn đi đại tiện hay tiểu tiện thì nên đi ngay, đừng chần chờ, đừng đợi đến lúc bị thúc bá chuyển hóa mới đi. Trước khi vào phải gõ cửa ba lần. Không nên thúc dục người trong cầu ra nhanh. Trong thời gian ở cầu tiêu cũng phải thực tập chánh niệm, và giờ phút ở đấy cũng quan trọng không kém giờ phút ở pháp đường hay thiền đường. Phải có vững chãithảnh thơi và an lạc trong nhà cầu. Không nên khạc, nhổ. Dùng cầu xong, dội nước cẩn thận và đầy đủ. Giấy vệ sinh dùng xong bỏ vào thùng cẩn thận, không được vứt bừa bãi, không được bỏ vào cầu, sợ làm nghẹt cầu. Không nên nói chuyện và cười giỡn với người ở cầu bên. Không nên rặn ra tiếng. Đại tiểu tiện xong phải rửa tay bằng xà phòng cho sạch. Nếu giấy vệ sinh hết thì đi lấy cuộn mới lắp vào cho người đến sau. Đến phiên mình lau chùi cầu tiêu, nên hết lòng lau chùi cho cầu tiêu trở nên thơm tho. Nên cắm một bình hoa nhỏ trong cầu để nhắc nhở rằng cầu tiêu cũng là nơi thực tập chánh niệm và thiền quán.

Chương XVI – Giặt áo, phơi áo.

Giặt áo nên sử dụng những cái chậu chỉ dùng để giặt áo, đừng bao giờ dùng những chậu dùng để rửa thức ăn. Đừng đổ nước xà phòng vào những nơi có thể làm ô nhiễm và ứ đọng. Dùng máy giặt, nên chọn những thứ bột giặt không làm ô nhiễm sinh môi. Hãy biết tiết kiđem điện và nước. Đừng giặt bằng máy nếu số lượng áo quần cần giặt quá ít. Chọn giờ điện rẻ, và chọn giờ không làm náo động sự yên tĩnh cần có của đại chúng.

Phơi áo nhớ dùng kẹp để áo khỏi bay. Phơi cho gọn và khéo. Không nên phơi áo quần nơi có nhiều người đi ngang. Phơi quần nên kéo hai ống lại gần nhau. Không nên phơi quần cao quá đầu người

Chương XVII – Ngủ nghỉ.

Nằm nghiêng bên hông phải mà ngủ, đó là thế nằm an lành nhất. Bụt thường nằm như thế. Không được ngủ cùng giường với bạn đồng tu. Trong trường hợp đặc biđđet thiếu giường thì cũng có thể tạm ngủ chung, nhưng không nên cùng đắp một chăn. Nếu bất đắc dĩ phải đắp chăn chung thì phải mặc áo đầy đủ. Nên đi ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ. Đừng thức khuya đọc sách hoặc nghe băng. Đừng tìm cách dỗ giấc ngủ bằng cách đọc sách hoặc nghe băng. Đừng chong đèn vì như thế làm cho người kia khó ngủ. Mở đèn hoặc tắt đèn, nên hỏi ý hoặc báo tin cho người cùng phòng biết. Nằm vào giường, có thể bắt đầu thực tập phép buông thư toàn thân. Sau đó có thể thực tập các bài thi kệ như Vào, ra, sâu, chậm hay Quay về nương tựa hải đảo tự thân. Không nên suy tưởng về những dự tính tương lai. Đừng cởi trần khi ngủ. Không nên thắp nến trên bàn ngủ, sợ ngủ quên dễ gây ra hỏa hoạn. Nếu có ác mộng, đừng ngủ lại ngay. Nên ngồi dậy, xoa bóp cho máu chảy đều hoặc bước ra ngoài đi thiền hành năm hoặc mười phút trước khi nằm xuống ngủ lại. Nếu có chất hữu cơ tiết ra trong giấc ngủ, nên dậy sớm để tắm và thay quần áo để kịp giờ đi công phu. Nhớ ăn chiều ít và nhẹ. Khi đã thức giấc, rủ người bạn tu cùng thức dậy, cùng đi rửa mặt đánh răng và đi công phu.

Chương XVIII – Đốt lò sưởi.

Tránh sử dụng lò điện, trừ khi hết củi hoặc hết khí đốt. Nên sử dụng nhiên liệu có chừng mực, không nên để phòng quá nóng, tối đa là hai mươi độ. Đi ra khỏi phòng nên hạ thấp độ sưởi, nếu cần vắng mặt nửa ngày trở lên thì nên tắt lò. Chất củi cho gọn gàng sạch sẽ, đốt lò đừng để khói xông vào phòng. Tránh dùng củi mục vì sẽ tàn hại nhiều loại côn trùng. Đừng nên phơi bít tất, bao tay, khăn và áo quần trên lò sưởi.

Chương XIX – Ở trong phòng .

Nên ở chung với ít nhất là một bạn đồng tu. Thường hỏi thăm nhau bằng ngôn ngữ từ ái. Nên cùng nhau chịu trách nhiệm về sự ngăn nắp và sạch sẽ của căn phòng. Được ở chung phòng với một vị đã có kinh nghiệm tu học lâu hơn mình là một sự may mắn lớn, vì mình có thể học hỏi thêm rất nhiều từ người ấy, nhất là về uy nghi và cách tiếp xử với các bạn đồng tuTuy nhiên trong thời hạn sáu tháng nên xin ở với một vị khác. Điều này là để tránh sự thân thiết quá đáng hay là sự vướng mắc với một người và làm mình xa cách với những người khác trong tăng thân. Nếu ở với một người mà kinh nghiệm tu học còn ít, nên làm sao để người ấy có thể học hỏi được từ mình về chánh niệmuy nghi và cách tiếp xử. Nếu thấy người kia thiếu uy nghi thì tìm cách nhắc nhở một cách khéo léo và đầy khiêm cung. Nếu người ấy có tập khí nặng, chưa có khả năng tiếp nhận sự soi sáng và nhắc nhở của mình thì đừng vội thất vọng, phải học kiên nhẫn thêm. Nếu được ai chỉ bảo cho mình những chỗ sơ sót trong sự hành trì uy nghi thì nên chắp tay tạ ơn, đừng tìm cách bào chữa loanh quanh hoặc so sánh phân bì với những người khác.

Có việc vắng mặt hơi lâu nên báo cho người bạn cùng phòng biết. Thay áo quần hoặc treo phơi áo quần nên kín đáo và có ý tứ. Nên đi ngủ đúng vào giờ đã được quy định. Nếu thật sự cần học hoặc làm việc thêm, nên đi tìm một nơi khác như thư viện, và thắp đèn riêng.

Chương XX – Đi đến chùa khác phái.

Sa di nam đến ni viện hoặc sa di nữ đến tăng viện, ít nhất là phải hai người cùng đi. Đi bên nhau trong uy nghigiữ gìn chánh niệm, không được nói cười tíu tít. tất cả những trao đổi phải nằm trong phạm vi tu học và lý tưởng xuất gia. Đừng ở lại lâu quá, xong việc phải trở về. Thư từ qua lại, nếu cần, chỉ được nói về đề tài tu học và lý tưởng xuất gia, không nên trao đổi thư từ về phương diện tình cảm. Tránh hiến tặng quà cáp có tính cách riêng tư và kỷ niệm. Không nên than phiền túng thiếu để được cúng dường. Lúc trở về viện, mình không nên nói những chuyện thị phi về nơi mình đã thăm viếng.

Chương XXI – Đến nhà đàn việt.

Luôn luôn cùng đi ít nhất là hai người Đến nơi chỉ ngồi vào đúng chỗ đã được chuẩn bị cho mình. Nếu cần nói pháp, thì nói cho đúng thời, đúng căn cơ, và đừng nói dài quá. Tránh sự phựô bày kiến thức để cầu sự khâm phục của người. Bài pháp phải có tính cách thực tiễn, giúp người đương sự vượt thoát những khó khăn hiện thời của họ bằng phương pháp thực tập. Chỉ nói pháp khi người nghe pháp ngồi nghiêm chỉnh và ăn mặc chỉnh đốn. Không nên cười lớn, cười khúc khích với nhau. Ngồi thọ trai phải giữ uy nghi, như ăn cơm trong đại chúng. Không nên đến nhà đàn việt vào buổi tối, không nên tìm cách ở lại đêm. Không nên cùng người khác phái ngồi riêng ở chỗ không có người thứ ba. Phải nhìn thẳng phía trước, mắt không được láo liêng. Nói chuyện với người khác phái, không nên nói nhỏ hoặc thầm thì. Không được ngồi vào một bàn ăn có rượu và các thức ăn mặn. Không nên khen những vật dụng trong nhà khiến người ta có thể nghĩ đến việc cúng dường những vật ấy cho mình.

Về thăm gia đình cũng nên mời một vài bạn đồng tu cùng đi. Vào nhà trước tiên là lạy Bụt rồi lễ bàn thờ tổ tiên, sau đó mới thăm hỏi cha mẹ, anh em và bà con. Không nên nói về những khó khăn gặp phỸải trong đời sống xuất gia, sợ gia đình lo cho mình. Nên biểu lộ tính cách tươi mát, vững chãithảnh thơi và an lạc của mình để gia đình cùng được lợi lạc và tăng tiến niềm tin nơi nếp sống giải thoát. Nên nhớ người xuất gia có bổn phận độ cho được gia đình mình. Trong thời gian thăm viếnggiữ gìn đầy đủ phong động xuất giachánh niệm trong mọi câu nói, động tác và cách hành xử. Ngồi trong tư thế hoa sen để trình bày cái thấy của mình về tình trạng gia đình và đề nghị những pháp môn và những giải pháp giải quyết các tình trạng ấy. Sắp đặt để cả gia đình cùng được thực tập ăn cơm chánh niệmthiền tọathiền hành, tụng giới và pháp đàm với mình trong thời gian thăm viếng. Giữ công khóa giống hệt như ở thiền viện. Về thăm gia đình, không nên hết xin cái này đến xin cái khác. Được gia đình hiến tặng gì cũng nên đem về chia đều cho tăng thân. Nên viết thư đều về gia đình để có thể chia xẻ hạnh phúc và thành quả tu học của mình để gia đình có thêm đức tin và hạnh phúc .

Chương XXII – Vào thành phố .

Nếu không có lý do chánh đáng, không nên vào. Dù đi bộ, đi xe đạp, xe gắn máy hay xe hơi, cũng phải có uy nghi và nhớ luôn luôn an trú trong chánh niệm. Không nên đánh đồng xa trong khi đi. Không nên liếc nhìn hai bên phải trái. Không nên cười giỡn. Không nên đi gần người say và người điên. Gặp những đám đánh nhaucãi nhau, múa võ hoặc trò chơi ảo thuật, không nên dụng lại xem. Gặp một vị tôn túc, phải dụng lại, chắp tay thăm hỏi. Gặp người xuất gia, dù là đạo khác, cũng làm như thế. Đừng để bị những hào nhoáng bên ngoài của thành phố cám dỗ. Sự có mặt chánh niệm của người xuất gia giữa đám đông phải là một bài thuyÓết pháp không lời về nếp sống thảnh thơivững chãi của người có giải thoát. Phải thấy được sự may mắn của mình được sống trong thiền viện an tĩnh, tươi mát, có không khí trong lành và có tăng thân che chở và yểm trợ. Xong việc, phải lập tức rời thành phố trở về tu viện.

Chương XXIII – Đi chợ.

Trước khi đi chợ phải biết trước mình cần mua những gì và số lượng thực phẩm cần mua. Phải mặc áo nhật bình chỉnh tề; không nên mặc áo ngắn vào chợ. Luôn luôn hộ trì sáu căn. Cẩn thận về việc cất giữ tiền bạc. Không nên kỳ kèo trả giá. Đừng bỉu môi chê bai phẩm chất hàng hóa và chê đắt. Có thể nhẹ nhàng xin người bán tính một giá đặc biệt cho chùa. Nên nhẹ nhàng trong khi chọn hàng, đừng làm đổ xuống và bầm dập hoa quả, hư vỡ hàng hóa. Nên dành ưu tiên cho những hóa phẩm hữu cơ và dễ dàng chuyển hóa trở lại. Tránh sử dụng chai, hộp và bọc làm bằng chất ni-lông. Đã hứa mua cho người này rồi thì không được vì bên kia rẻ hơn mà không mua. Không được mua chịu. Không nên vì quảng cáo hay mà mua những phẩm vật không cần thiết. Không nên nói đùa với các cô bán hàng. Nên dành ưu tiên cho những hàng rau trái trồng bằng phương pháp tự nhiên, nghĩa là không sử dụng thuốc độc trừ sâu và phân bón hóa học có thể làm ô nhiễm trái đất.

Chương XXIV- Làm việc trong bếp.

Phải xem bếp như một đạo tràng. Đi đứng khoan thai, duy trì uy nghi và chánh niệmTuyệt đối không nói chuyện trong khi làm việc. Nếu cần hỏi hay nói gì về công việc với người anh em đồng tu, nên sử dụng những câu ngắn. Phải làm việc với tình thương, nhớ rằng mình đang phụng sự cho tăng thân của mình. Xay đậu, gọt khoai, nấu súp, xào bắp cải… tất cả các việc như thế cần được làm khoan thai và nhẹ nhàng. Phải theo dõi hơi thở và mỉm cười trong khi làm việc. Phải tính toán thì giờ cho rộng rãi để có thể hoàn tất công việc một cách khoan thai, không phải hấp tấp. Làm việc chung với người anh em đồng tu trong bếp cũng là một dịp để hiểu nhau hơn và thương nhau hơn. Nên luôn luôn hội ý với nhau để công việc được điều hợp tốt đẹp. Các dụng cụ làm bếp sau khi sử dụng phải được lau chùi sạch sẽ và để lại chỗ cũ. Rửa rau nên rửa ba nước, và chỉ sử dụng những chiếc chậu dùng để rửa rau. Đừng sử dụng chén bát của đại chúng để đựng thức ăn của các con vật được nuôi trong chùa. Không gãi đầu, ho và khạc nhổ trong nhà bếp. Luôn luựôn giữ hai tay cho sạch. Đi vệ sinh xong, phải rửa tay trước khi tiếp tục công việc.

Chương XXV- Nghe và nói điện thoại.

Nghe chuông điện thoại nên phát khởi chánh niệmthở ra và thở vào và mỉm cười có ý thức như khi nghe chuông báo chúng hoặc gia trì. Trong khi thở, ngưng mọi suy nghĩ và nói năng. Khi chuông điện thoại reo lần thứ ba, từ từ đi tới máy nói với từng bước chánh niệm, trong khi vẫn duy trì hơi thở và nụ cười. Nhấc ống nghe lên, lập tức xưng danh tu viện, nói lời đón chào và hỏi xem mình giúp được gì không. Nếu cần năm phút để đi gọi một người, thì xin người ở đầu giây gọi lại trong vòng mười lăm phút. Duy trì chánh niệm trong khi nói điện thoại. Trả lời gọn gàng và chỉ nói những điều cần thiết.

Sử dụng bài kệ điện thoại trước khi bấm số gọi. Khi nghe chuông điện thoại reo bên đầu giây kia, thực tập thở vào thở ra có chánh niệm theo bài kệ nghe chuông. Sử dụng ngôn ngữ từ ái khi nói. Không được nói những chuyện không cần thiết. Đứng hoặc ngồi nghiêm chỉnh trong khi nói. Nếu người ở đầu giây kia nói những câu chuyện không cần thiết thì kiếm cách xin lỗi trước khi gác ống nói.

Chương XXVI – Đối trị cơn giận.

 Người xuất gia phải biết đối tròi cái giận của mình. Cái giận là ngọn lửa có thể thiêu rụi tất cả mọi công trình xây dựng, là cái búa có thể đạp cho vỡ tan tình thân hữu. Khi thấy cái giận bắt đầu phát khởi, phải dụng lại tất cả mọi nói năng và hành động, để quay về với hơi thở.

Nên sử dụng bài tập ‘‘Thở vào tôi biết tôi đang giận, thở ra tôi biết việc quan trọng nhất tôi cần làm bây giờ là điều phục cơn giận của tôi’’ hoặc bài kệ ‘‘Cái giận làm tôi xấu, biết vậy tôi mỉm cườiquay về thủ hộ ý, từ quán không buông lơi’’, mỗi câu đi theo một hơi thở. Đừng tiếp tục nghe và chú ý tới người mà mình cho là nguyên do của cơn giận mình. Nếu có thể thì đi ra ngoài để thực tập thiền hànhĐi thiền hành một hồi, tâm sẽ lắng lại. Lúc ấy mới quán chiếu để thấy rằng người làm ta giận cũng có khổ đau và vụng vềgiống hệt như ta vậy. Người ấy cần được giúp đỡ chứ không cần được trách phạt. Thấy như thế thì lòng ta sẽ dịu lại, và ta sẽ thấy tâm từ bi phát hiện. Lại quán chiếu để thấy rằng hạt giống của sự giận hờn trong ta còn lớn quá, và đó là nguyên do căn bản của nỗi khổ ta. Ta phải thực tập hàng ngày để chuyển hóa gốc rễ của cái giận trong ta thì ta mới thật sự có an lạc .

Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài

Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi

Con người tu có khác gì

Sống cho tươi mát, sân si hư đời

Hiểu thương chẳng trách móc người

Hiện thân bồ tát giữa nơi đạo tràng

Chương XXVII – Làm mới.

Sám hối tức là làm mới trở lại, hoặc bắt đầu trở lại. Ngoài những buổi sám hối thực tập với đại chúng, nên biết thực tập làm mới mỗi ngày. Nếu đã vì thiếu chánh niệm mà nói hay làm một điều gì gây khổ đau và đổ vỡ trong ta và nơi người thì phải biết thực tập làm mới trở lại, để xóa bỏ những đổ vỡ cũ và làm lành vết thương đã gây ra. Phải cam kết với thầy và với tăng thân là khi mình có vấn đề với một sư anh, sư chòi hay sư em của mình, mình sẽ cố tâm hóa giải vấn đề ấy trong vòng ba ngày, nhiều lắm là bảy ngày. Phải tìm cơ hội gặp gỡ và giải tựa với người ấy. Nếu bảy ngày đã đi qua mà mình chưa hóa giải được và làm mới được thì phải đi tìm một sư anh hoặc một sư chị lớn mà cả hai đều tin cậy để cầu xin sự giúp đỡ. Nếu không tìm ra thì phải cùng nhau đến với thầy để nhờ thầy. Không nên tìm cách giấu thầy và giấu tăng thân về những khó khăn của mình với người anh em đồng tu. Phải biết sức khỏe và hạnh phúc của thầy cũng như của tăng thân tùy thuộc nơi sự hòa thuận và an vui của mình với những thành phần khác của đại chúng. Phải học và nắm cho vững phương pháp ái ngữ và lắng nghe để có thể thành công dễ dàng trong công việc làm mới. Phải tập nói và tập nghe với tâm từ bi. Đừng bao giờ cắt lời người khác. Để cho họ có cơ hội nói ra những điều đau khổ trong lòng họ. Đừng vội phản ứng và phán xét.

Chương XXVIII – Nương tựa tăng thân.

Ngoài sắc thân, tức là hình hài của mình, ta còn Phật thânPháp thân và Tngthàng ngày của ta. Nhờ công đức tu tập mà ba thân ấy từ từ hiển lộ. Tngthàng ngày là đoàn thể tu học của ta, đó cũng là thân thể của ta. Tngthàng ngày của ta có mặt trong mười phương, nhưng đoàn thể các vị xuất gia đang tu học với ta tức là tăng thân gần gũi nhất. Quy y Tăng nghĩa là nương tựa nơi đoàn thể tu học của mình, trong đÌó có thầy, có các sư anh, sư chợi, sư em mình và có mình.

Phải nguyện hết lòng thực tập nương tự Tăng. Cần phải tin tưởng ở tuệ giác của tăng thân, bởi vì cái biết và cái thấy của tăng thân lớn hơn cái biết và cái thấy của mỗi người trong đại chúng. Nên biết rằng thầy và đại chúng cũng cần đến tuệ giác của mình và mình cũng rất cần đến tuệ giác của đại chúng. Chính thầy mình cũng nương tựa vào cái thấy của tăng thân để quyết định những gì cần quyết định. Phải tin tưởng vào sự giáo huấn và soi sáng của tăng thân và phải vui lòng nhận chịu tất cả những quyết định của tăng thân về ngày giờ xuất gia của mình, ngày giờ thọ giới lớn của mình, về ngày truyền đăng đắc pháp của mình, và về những quyết định khác về cư trú, thực tập và đi hành đạo của mình. Ta có quyền và có bổn phận trình bày cho thầy và cho tăng thân biết những gì ta biết và thấy về ta và về những thành phần khác của tăng thân, nhưng ta cũng nguyện sẽ chấp nhận mọi quyết định của tăng thân mà không oán trách và giận hờn.

Chương XXIX – Thỉnh chuông và nghe chuông.

Phải nghe chuông như nghe tiếng của đức Thế Tôn gọi mình về với chánh niệm. Mỗi khi có tiếng chuông, nên dụng lại mọi câu nói, mọi động tác và mọi suy tư, trở về hơi thở và thực tập bài kệ nghe chuông. Thở nhẹ, sâu và mỉm cười và trở về có mặt nơi giây phút hiện tại trong trạng thái thân tâm nhất như. Nếu đây là đại hồng chung tiếng này nối tiếp tiếng khác trong một thời gian lâu thì có thể tiếp tục công việc chấp tác, nhưng phải đồng thời theo dõi hơi thở và thực tập chánh niệm trong khi làm việc. Nghe tiếng chuông không được duy trì tư thế nằm, phải ngồi dậy hoặc đứng dậy, trừ khi mình đau ốm.

Nếu là tri chung thì phải thực tập thở theo bài kệ thỉnh chuông trước khi khai chung. Thân tâm có hợp nhất và niệm định có mặt, ta mới có quyền thỉnh chuông. Trong thời gian thỉnh đại hồng chung buổi sáng và buổi tối, ta có thể xướng kệ lớn tiếng, nhưng sau mỗi tiếng chuông ta cũng phải thở chánh niệm, đợi cho cường độ âm thanh dịu bớt thì mới nên xướng kệ. Trước khi thỉnh chuông, nên xá chuông và thực tập hơi thở, bởi vì chuông đóng vai trò của vị bồ tát đi đến thức tỉnh mỗi người trong chúng ta.

Chương XXX – Đi, Đứng, Nằm và Ngồi.

Trong bốn tư thế đi, đứng, nằm và ngồi, chánh niệm của người sa di phải được hiển lộ. Khi đi, mỗi bước chân đều phải có chánh niệm. Nên học phối hợp hơi thở với bước chân. Đi như thế gọi là thực tập thiền đi, mỗi bước chân có thể đem lại cho ta sự an lạcvững chãi và thảnh thơi. Đừng đi hấp tấp như bị ma đuổi. Đừng chạy, trừ khi có nguy biến. Đi như thế nào để ta có cảm giác là mỗi bước chân ta đều như bước ở tịnh độ. Đi ở đếu mà có vững chãithảnh thơi và an lạc tức là đang đi trong tịnh độ, bởi vì kinh dạy tịnh độ nằm trong tâm người Khi đi, không đánh đồng xa, không lết guốc, không dẫm lên nền đất thành tiếng lộp cộp. Khi đứng, nên đứng thẳng, đừng nghiêng mình dựa vào tường hoặc thân cây, dù là đang đứng sắp hàng chờ mua vé hoặc lên xe. Đừng chắp tay sau lưng mà đứng. Đừng đứng ở những cảnh tượng ồn àorối loạn hoặc phi lễ. Khi ngồi, dù là ngồi chơi, cũng phải giữ lưng cho thẳng. Ngồi đâu, dù là trên cỏ, trên một phiến đá, trên một chiếc rễ cây, cũng phải ngồi thanh thản như ngồi dưới cội bồ đề. Đừng ngồi chò hỏ. Đừng ngồi giữa một đám người đang chửi mắng, cợt nhã hay nói xấu kẻ khác. Đừng ngồi giữa một đám người đang uống rượu, ăn thịt hoặc cờ bạc. Đừng ngồi nghe những câu chuyện tục tĩu và phi lễ. Ngồi trên ghế hoặc trong tư thế hoa sen, nhớ phủ tà áo nhật bình lên cho thẳng thắng và kín đáo.

Chỉ nên nằm trong phòng dành riêng cho mình. Chỉ nên nằm khi thật sự cần nghỉ ngơi hay buông thư. Đừng nằm chỗ có người qua lại. Nên tập nằm nghiêng bên hông phải. Đừng nằm chung với người khác, nhất là người cư sĩ. Đừng ngủ trong phòng riêng của người cư sĩ khác phái, trừ trường hợp bệnh nặng và được tăng thân cho phép.

Chương XXXI- Dự pháp đàm.

Nghe chuông báo giờ pháp đàm, nên đến ngay nơi chốn đã được quy định, không nên chậm trễ. Nên lắng nghe để thấy được quan điểm của kẻ khác mà học hỏi. Nếu có những kiến giải có thể đóng góp vào kinh nghiệm tu tập của người khác thì nên chia xẻ, nhưng không nên nói chỉ vì muốn phô bày kiến thức của mình, hoặc để chê bai quan điểm của kẻ khác. Mục đích của pháp đàm là học hỏi từ kinh nghiệm tu học và từ cái thấy của tăng thân, cũng như chia xẻ kinh nghiệm tu học và cái thấy của mình. Nếu có khó khăn gì trong cái hiểu hoặc sự tu tập thì phải đưa ra để nhờ tăng thân soi sáng. Phải chắp tay mỗi lần được có người soi sáng cho mình. Không nên tìm cách bắt bí kẻ khác để chứng tỏ mình đa văn hoặc thông minh hơn. Nếu làm phận sự chủ tọa pháp đàm, nên khéo léo đưa đại chúng về với đề tài pháp đàm, đừng để đi xa. Đừng để sự đàm luận trở nên lý thuyết suông không lợi ích cho sự thực tập. Phải biết sử dụng chuông chánh niệm để nâng cao phẩm chất của buổi pháp đàm. Nên nói lời cảm tạ trước khi kết thúc.

Chương XXXII – Y, bát và tọa cụ.

Y và bát thân thiết với người xuất gia như hai cánh chim thân thiết với con chim, người xuất gia đi đâu cũng cần đem theo y và bát.

Ngày xưa y có ba thứ: Thứ nhất là y tăng già lê (sanghati), có khi gọi là đại y, có chín điều, hoặc hai mươi lăm điều, do đó cũng được gọi là y chín điều, hoặc y lớn. Y này được sử dụng khi được mời vào cung vua, trong các lễ lớn hoặc khi đăng đàn thuyết pháp. Thứ hai là y uất đa la tăng (uttarasanga) đó là y bảy điều, hoặc là y trung. Y này được sử dụng trong lúc lễ tụng, bố tátsám hốinghe pháp. Thứ ba là y an đà hội (antarvasa) là y năm điều, hoặc gọi là y hạ. Y này được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày như chấp tác hoặc đi chợ.

Ngày nay người xuất gia có thường phục, tương đương với y an đà hội, giáo phục, tương đương với y uất đa la tăng và lễ phụctương ưng với y tăng già lê. Thường phục là áo năm thân hoặc áo nhật bình ngắn, giáo phục là áo tràng hay áo nhật bình dài, và lễ phục là y và áo hậu. Y của các vị sa di là man y, là y trơn chưa có điều. Trước khi đắp y, vị sa di phải nâng y ngang trán và quán niệm theo bài kệ khoác y.

Bát hay bình bát là vật dụng chứa đựng thức ăn của người xuất giaBình bát thường được gọi là ứng lượng khí, nghĩa là vật dụng mà mầu sắc, chất liệu và dung lượng thích ứng với chánh pháp. Chất liệu thì bằng đất, bằng sành, bằng nhôm hay bằng nhựa, không bao giờ bằng vàng hay bằng ngọc, mầu sắc là mầu nâu, mầu lam, không bao giờ là mầu tươi chói, dung lượng thì biểu trưng cho sự biết đủ, không ham hố tham lam. Nâng bát, vị Sa di sử dụng tay trái đỡ bát phía dưới và tay phải đỡ phía ngoài với ngón tay cái đè lên nắp bình. Cầm bình bát đi thành hàng, vị Sa di nhìn thẳng xuống phía trước mặt, và phải chừa khoảng trống chừng một thước cách người đi trước, đừng liên tiếp nhìn sang phải và sang trái, giữ gìn chánh niệm trong từng bước chân.

Tọa cụ là vật dụng để trải ngồi. Tiếng phạn là ni sư đàn (nisadana). Người xuất gia trải tọa cụ để phòng ngừa gai góc, các loài côn trùng, và những gì có thể bám vào y và thân thể. Sắc mầu của tọa cụ cũng cần đi đôi với y phục. Không nên dùng mầu tươi, phải dùng các mầu như xanh đđam, nâu, hoặc khói hương. Tọa cụ cũng không được quá lớn, chỉ nên khoảng trên dưới một thước vuông.

Chương XXXIII – Du phương cầu học.

Chỉ nên xin thầy và chúng đi học khi thấy trong hoàn cảnh tu học hiện tại mình không có đủ điều kiện tu tiến. Đi học chỉ đi với mục đích tìm cầu pháp môn tu học chứ không đi với mục đích có bằng cấp hoặc có kiến thức, nhất là kiến thức không phải Phật học. Nên chọn học viện trong đó có tăng thân tu học hài hòa và hạnh phúc. Đừng nên xin đi du học ở các nơi trong đÌó mình không được ở và tu học với tăng thân. Không được ở nhà người cư sĩ mà đi học. Không được học ngành kỹ sư, nha sĩ, y sĩ và các ngành chuyên môn khác của thế học, bởi vì đó không phải là mục đích của người xuất giaMôn học chÌính phải là Phật học, nhưng kiến thức Phật học phải có tác dụng soi sáng cho sự tu học của mình chứ không phải để giúp mình trở thành một nhà học giả. Ngoài môn Phật học, có thể học thêm một trong những cổ ngữ có liên hệ tới Phật học như Nam Phạn (Pali), Bắc Phạn (Sanskrit), chữ Hán hay chữ Tây Tạng. Cũng có thể học thêm căn bản các môn tâm lý học áp dụng, lợi chuyển hóa sử các nền văn minh thế giới và lợi chuyển hóa sử tôn giáo. Các môn này có thể giúp ta hiểu thêm về Phật học và giúp ta sau này trong việc giảng dạy Phật pháp cho khế cơ.

Chương XXXIV – Dự thiền trà .

Thiền trà là một cơ hội rất tốt để có mặt với tăng thân trong một bầu không khí vừa trang nghiêm vừa thân mật. Thiền trà có hai phần: phần đầu là nghi lễ, phần thứ hai là trao đổi. Phần nghi lễ gồm có đón tiếp, dâng hươnglễ bái, pha trà, chuyền trà, chuyền bánh và uống trà: tất cả đều được diễn ra trong sự trang trọng của nghi lễ và chánh niệm. Trong phần này mọi người theo dõi hơi thởthực tập có mặt thật sự trong tăng thân và nhận diện sự có mặt của mỗi người trong tăng thân. Hơi thở, ánh mắt, nụ cười và mọi động tác được đi theo với chánh niệm: đây đích thực là thiền tập. Phần thứ hai gồm có trao đổi những lời thăm hỏi kÌính ái, những kinh nghiệm tu tập và có khi có cả những bài thơ, bài hát hay câu chuyện. Phần này tuy ít có tính cách nghi lễ hơn, nhưng vẫn được đặt trong chánh niệm. Nội dung phần này có thể bồi đắp tuệ giác, niềm vui, sòư hiểu biết lẫn nhau và sự tương thân tương kính. Nếu là trà chủ hay người pha trà hoặc người phụ tá, thì nên thực tập trước để khỏi vấp váp. Mm động tác phải từ tốn, khoan thai, đi theo chánh niệm. Vị trà chủ nên nói những lời chào hỏi và chúc tụng trân trọng, lúc bắt đầu và kết thúc phần hai. Phát biểu hoặc chia sẻ, chỉ nên vắn tắt năm phút là nhiều nhất, để những người khác có cơ hội. Không nên đưa những câu chuyện không lợi lạc để nói trong thiền trà. Trà vị phải đi đôi với thiền vị.

Thiền trà đừng nên đông quá. Theo truyền thống số người đông nhất tối đa là mười sáu vị, như thế để duy trì sự thân mật và để mọi người có cơ hội đóng góp. Bất đắc dĩ mới có những thiền trà đông người, gọi là đại thiền trà. Thơ mời, số tọa cụ và số chén trà, người tổ chức phải nắm vững, tránh việc đợi đến lúc cần thiết mới đứng dậy đi lấy thêm. Nên sử dụng khăn vải hoặc những chiựếc lá để đặt bánh. Tránh dùng khăn giấy để giúp bảo vệ sinh môi. Trà chủ và các vị phụ tá nên đứng chắp tay tại cửa để vái chào từng vị thiền khách, khi đón khách vào cũng như khi đưa khách ra.

Chương XXXV – Lái xe.

Nên nhớ luôn luôn mang theo bằng lái và giấy tờ xe. Kiểm tra các bộ phận, biết chắc là có đủ an toàn, trước khi cho máy nổ. Quán niệm theo bài thi kệ lái xe trước khi rồ máy. Không lái quá tốc độ đã được ấn định trên xa lộ, không phóng nhanh, vượt ẩu; chỉ qua mặt xe khác khi không thể không qua mặt, nhưng phải biết chắc là qua mặt sẽ không có nguy hiểm. Sử dụng hộp số cẩn thận, không nên sang số bừa. Lái vào phố chợ hoặc qua nơi đông người nên đi chậm lại và rất cẩn thận không nên nói chuyện để đừng bị phân tâm. Nếu đi đường dài thì cũng có thể nói chuyện để tránh hôn trầm đưa đến ngủ gục. Trời mưa, nhất là khi đường có đóng băng, nên đi chậm để được an toàn. Không nên vừa xem bản đồ vừa lái xe. Nên kiếm chỗ dụng lại để nghiên cứu bản đồ, thấy đường rồi mới lái xe đi. Đường xa, nếu thấy hơi mệt thì hãy đổi tay lái. Nếu không có người lái thế thì dụng lại để ngủ cho đến khi hồi phục được sự tỉnh táo. Nên nhớ sinh mạng người ngồi trên xe nằm trong sự thận trọng của mình. Không nên bực bội hoặc tức giận nếu có xe khác đi ẩu. Không được bóp còi để trách móc xe kia. Duy trì chánh niệm, sự tươi mát và an lạc trong suốt thời gian lái xe. Đậu xe phải đậu thật ngay ngắn và đúng phép. Nếu dùng xe của người khác, nên kiểm lại xăng, dầu, nhớt, nước và các bộ phận xe để xem có đủ an toàn không trước khi lái xe đi. Trước khi trả xe cũng thế. Đi xe đạp hoặc xe gắn máy cũng phải mặc áo nhật bình và nhất là phải thực tập uy nghi. Đừng đạp xe quá mau, đừng phóng. Đừng đi song song với người khác, như vậy chiếm đường quá nhiều. Tránh sự đèo theo một người khác sau xe.

Chương XXXVI – Sử dụng máy điện toán.

Nên học cho thông cách sử dụng và chăm sóc máy. Không biết sử dụng thì không nên động tới máy. Không để tự đánh mất mình trong sự ham mê sử dụng máy. Gài bộ phận cảnh tỉnh mỗi mười lăm phút để có cơ hội dụng lại, thở và mỉm cười trong thời gian làm việc. Ngồi lưng phải thẳng, hai bàn chân đặt vững trên mặt đất, máy đánh chữ phải ngang tầm bụng. Khi sử dụng, nếu thấy hơi mệt thì nên dụng lại, hoặc để đi thiền hành hoặc để tập các động tác chánh niệm ngoài trời khoảng mươi phút trước khi làm tiếp công việc. Dùng máy xong, cho máy vào vị trí shut down trước khi tắt điện. Nên tắt toàn bộ hệ thống điện của máy để bảo trì máy. Khi rời máy, nhớ dọn dẹp nơi làm việc cho gọn và sạch. Không nên cho công việc của mình là quan trọng hơn các công việc khác.

Chương XXXVII – Hướng dẫn các khóa tu.

Ít nhất cũng phải được thực tập ba năm tại tu viện, mới nên nhận lời đi hướng dẫn một khóa tu. Trong thời gian thực tập tại tu viện, phải học và nắm cho được kỹ thuật tổ chức những khóa tu, khóa bảy ngày, khóa năm ngày, khóa cuối tuần, khóa một ngày. Khóa một ngày được gọi là Ngày Quán Niệm. Các pháp môn thiền ngồi, thiền đi, thiền nằm, thiền trà, thiền lạy, pháp đàm, ăn cơm chánh niệmhơi thở ý thức, phải nắm cho thật vững và phải có kinh nghiệm. Không được chỉ dạy lý thuyết, phải đem kinh nghiệm tu chứng của mình ra để hướng dẫn người

Đi hướng dẫn khóa tu không nên đi một mình, trừ trường hợp bất khả kháng. Nên đi với ít ra là ba bạn đồng tu khác. Trong thời gian đi mở các khóa tu, mình và các vị cộng tác mỗi ngày phải gặp gỡ nhau ít nhất một lần để trao đổi và cùng quyết định về cách thức tổ chức và hướng dẫn. Không nên tự ý một mình quyết định, dù mình là giáo thọ hoặc có hạ lạp lớn nhất. Tinh thần hòa hợp và hạnh phúc của tăng thân là bài pháp thoại hùng hồn nhất. Nên sắp đặt để mọi người trong ban hướng dẫn đều có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm tu tập.

Phải lắng nghe và tìm hiểu những khó khăn, khổ đau và ước vọng của những người ghi tên trong khóa tu để có thể cống hiến những bài pháp thoại và những pháp môn thực tập thích hợp. Trong các buổi pháp đàm và vấn đáp, khuyến khích thiền sinh chỉ nên nêu ra những câu hỏi có tính cách thực tập, và đừng để cuộc đàm luận đi vào lãnh vực thuần lý thuyết. Nếu có thời gian để cho thiền sinh tham vấn, nên dành cơ hội cho những người có nhu yếu lớn nhất.

Chương XXXVIII – Tiếp xử với người cư sĩ.

Các vị cư sĩ nam và nữ đến chùa không phải chỉ để lễ bái và cúng dường mà cũng là để được hưởng không khí thanh tịnh và an lạc của chùa và cũng để có cơ hội học hỏi các pháp môn có thể đem về thực tập ở gia đình họ. Nên tìm mọi cách để tạo cơ duyên cho các vị ấy được thừa hưởng những tặng phẩm quý giá ấy mà chùa có thể cung cấp. Đừng tham dự vào những câu chuyện thị phi ngoài đời và đừng khuyến khích họ nói những câu chuyện như thế. Chỉ nói chuyện với họ về những vấn đề tu tập, những pháp môn có thể áp dụng được trong đời sống hàng ngày mà đừng để thì giờ vào việc đàm luận những đề tài có tính cách thuần lý thuyết, dù là giáo lý. Tạo cho họ cơ hội được tụng kinhnghe pháp, đi thiền, ngồi thiền, tập thở, tđđap ăn cơm im lặng và làm công quả trong chánh niệm. Nếu có người chưa biết quy luật thiền môn mà nói năng và có những cử chỉ thô tháo thì từ tốn nhẹ nhàng chỉ bày cho họ, đừng nóng nảy khiển trách họ. Phải học tiếp xử với mọi người một cách đồng đẳng, không phân biệt giàu và nghèo, trí thức hoặc ít học.

Mục đích của người xuất gia là tạo hạnh phúc cho thế gianvì vậy người xuất gia trẻ phải học ngồi lắng nghe những nỗi khổ niềm đau của người cư sĩ để có thể hiểu được nguồn gốc của những nỗi khổ niềm đau ấy và căn cứ trên kinh nghiệm thực tập mình mà cống hiến cho họ những phương pháp tu tập để họ có thể chuyển hóa và có thể tự hòa giải được trong bản tâm cũng như giữa gia đình và ngoài xã hội. Những kinh nghiệm này sẽ rất bổ ích cho người xuất gia sau này khi đi ra diễn giảng Phật pháp và mở những khóa tu học cho người cư sĩ. Nếu có người ưa nói tới những khuyết điểm của các thầy và các đạo tràng khác thì nên nhẹ nhàng khuyên nhủ họ đừng làm như thế và cương quyết từ chối không lắng tai nghe những câu chuyện họ nói.

Đừng quá thân với một vài người và dành cho họ quá nhiều thì giờ trong khi lơ là với những người khác. Không vì lý do được cúng dường mà có sự tiếp xử đặc biệt. Nên khuyến khích cúng dường cho tăng thân hơn là cúng dường cho cá nhân. Là người xuất gia trẻ, nên đặc biệt chiếu cố đến thiếu nhi, giúp cho các em bớt bỡ ngỡ, dạy cho các em biết tham dự các sinh hoạt thiền đi, thiền trà, thiền ngồi, thiền lạy, ăn cơm im lặng …

Chương XXXIX – Thanh lọc cơ thể.

Mỗi năm nên thực tập nhịn ăn để thanh lọc cơ thể và bộ máy tiêu hóaít nhất là một lần, mỗi lần mười ngày. Trong thời gian này, mỗi ngày nên uống chừng ba lít nước lọc, tốt hơn là nước ấm. Ngày đầu có thể dùng thuốc xổ, và trong những ngày kế tiếp cũng có thể dùng thuốc xổ liều lượng rất nhẹ, chừng một thìa cà phê muối ma-gnê-si-um ngâm sẵn trong một ly nước lọc đầy từ tối hôm trước, uống vào buổi sáng khi thÌức dậy.

Thực tập như thế sẽ thanh lọc được cơ thể, đưa ra ngoài cơ thể các độc tố không những bám trong ruột non và ruột già mà còn chứa chất khắp nơi trong cơ thể. Vào ngày thứ ba của thời kỳ thanh lọc, độc tố rả ra từ thành ruột có thể thấm vào máu ít nhiều khiến cho cơ thể rã rời, và ta có cảm tưởng là ta yếu đi vì đang nhịn ăn. Kỳ thực không phải như vậy. Cơ thể ta có thể nhịn ăn nhiều tuần lễ trong khi ta vẫn có thể sinh hoạt bình thường. Khi cảm thấy cơ thể rã rời như vậy, phương pháp hay nhất là uống thêm thật nhiều nước để độc tố có thể bài tiết ra bằng đường nước tiểu. Đồng thời nên tắm rửa kỳ cọ cơ thể mỗi ngày, vì độc tố cũng sẽ đi ra bằng lỗ chân lông. Độc tố cũng đi ra dưới hình thức hơi, vì vậy ta cần phải thực tập hô hấp sâu và dài để giúp hai lá phổi bài tiết thêm khí độc. Nếu thận, gan và tim yếu thì nên tham vấn bác sĩ trước khi thanh lọc cơ thể bởi vì trong thời gian thanh lọc thì tim, gan và thận phải làm việc rất nhiều. Thuốc giọt dùng để trợ tim, trợ gan và trợ thận rất bổ ích trong thời gian thanh lọc cơ thể. Trong mười ngày thực tập, những cấu uế chất chứa trong ruột có thể được tiết ra hàng kí lô; có những cặn bã đã nằm trong thành ruột lâu hơn sáu tháng hoặc một năm. Sau thời gian rửa ruột, nước da của ta sẽ sáng, thần sắc ta sẽ tươi tỉnh gấp bội, ta sẽ ngủ ngon lên rất nhiều và tinh thần ta rất phấn chấn. Trong thời gian mười ngày, ta có thể vẫn tham dự vào thời khóa một cách đầy đủ; ta sẽ không hề yếu đi vì nhịn ăn. Nếu có thể thì nên cùng thanh lọc cơ thể với nhiều vị đồng tu để có thể nâng đỡ nhau. Khi bắt đầu ăn uống trở lại thì ngày đầu chỉ được ăn nước cháo, ngày thứ nhì ăn cháo. Ngày thứ ba ta đã có thể ăn cơm nhưng ăn ít thôi và nhai thật nhỏ cho đến khi cơm biến thành cháo mới nuốt. Ngày thứ tư ta có thể ăn uống bình thường. Nếu muốn biết rõ thêm, nên tham vấn những vị đã từng thực tập.

BƯỚC TỚI THẢNH THƠI
Giới Luật và Uy Nghi của Các Vị Sa Di
Thiền Sư Nhất Hạnh
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo – 2004