chinese-temple_wat-yana-sangwanaram-41

Những đệ tử nổi tiếng khác – Other Famous Disciples

(A) Năm vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật—First five of Buddha’s converts
(I) Theo truyền thuyết Phật giáo—According to the Buddhist tradition: 
(II) Theo Đức Phật và Phật Pháp của Hòa Thượng Narada—According to The Buddha and His Teaching, written by Most Venerable Narada
1. A Nhã Kiều Trần Như: Ashavajit (skt)—Ajnata-Kaundinya (skt): Kondanna (p).
2. Bạt Đề Lê Ca: Bhaddiya (skt)—Bhadrika—Bà Đề—Bà Đề Lợi Ca. 
3. Thập Lực Ca Diếp: Dasabala-Kasyapa (skt & p). 
4. Ma ha nam: Mahanama (skt)—Ma Ha Na Ma
5. A Xà Chí: Assaji (skt & p).
(B) Năm mươi Tỳ Kheo trong thành Ca Thi—Fifty Bhiksus in Kasi
(C) Đệ Tử Nổi Tiếng Khác Trong Chúng Tỳ Kheo—Other Famous Disciples in the Monk Order
1. Da Xá: Yasa.
2. Ca Lâu Đà Di: Kaludayin (skt)—Ca Lưu Đà Di.
3. Châu Lợi Bàn Đà Già: Suddhipanthaka (skt)—Bàn Đặc. 
4. Ly Bà Đa: Revata (skt)—Raivata (skt)—Hạt Lệ Phiệt Đa—Lợi Ba Ba—Ly Ba Đa. 
5. Ma Đăng Già: Matanga (skt). 
6. Ương Quật Ma La: Angulimala. 
7. Tô Bạt Đà La: Subhadda. 
8. Tân Đầu Lô Phả La Đọa: Pindola-Bharadvja (skt)—Tân Đầu—Tân Đầu Lư.
9. Ma Ha Câu Hy La: Mahakausthila (skt)—Sariputra’s uncle.
10. Bạt Câu La: Vakkula (skt)—Vakula (skt).
11. Kiếp Tân Na: Kapphina (skt). 
12. Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp
13. Ca Diếp Ba: Nadikasyapa (skt). 
14. Già Da Ca Diếp: Gayakasyapa (skt).
15. Bạt Nan Đà: Upananda (skt). 
16. Pakka (p). 
17. Vấn Nhị Bách Ức: Sronakotivimsa (skt).
18. Ni Đề: Sunita (skt). 
19. Xa Nặc—Chandaka (skt): Channa (p). 
20. Thuần Đà—Cunda (skt): Cunda or Chunda (skt).
(D) Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác Trong Chúng Tỳ Kheo Ni—Other Famous Disciples in the Nun Order
1. Ma Ha Ba Xà Ba Đề: Mahaprajapati (skt). 
2. Tỳ Kheo Ni Thái Hòa: Bhiksuni Khema. 
3. Bạt Đà Nhã Đà La: Bhadrapada (skt).
(E) Những đại đệ tử tại gia nam—Chief Upasakas of the Buddha
I. Vua A Xà Thế.
II. Vua Ba Tư Nặc: Prasenajit (skt) Pasenadi (p).
III. Bình Sa Vương: Bimbisara (skt).
IV. Cấp Cô Độc.
V. Citta. 
VI. Hatthaka.
VII. Kokika. 
VIII. Y sĩ Jivaka. 
IX. Sura Ambattha.
X. Uggata.
XI. Duy ma Cật—Vimalakirti (skt).
(F) Những đại đệ tử tại gia nữ—Chief Upasikas of the Buddha
1. Katiyani. 
2. Khujjuttara. 
3. Kisa Gautami (skt). 
4. Liên Hoa Sắc: Visakha. 
5. Nan Đà
6. Samavati. 
7. Sujata: Tu Già Đa.
8. Uttara. 
9. Yuyeh (skt): Ngọc Gia.

(A) Năm vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật
First five of Buddha’s converts

(I) Theo truyền thuyết Phật giáo—According to the Buddhist tradition: Sau khi đạt được chân lý vũ trụ nhân sinhĐức Phật đi thẳng đến Vườn Nai và được năm vị mà Ngài đã từng chung tu khổ hạnh tôn bái. Đó là các vị A Nhã Kiều Trần NhưMã Thắng (Át Bệ), Bạt Đề (Bà Đề), Thập Lực Ca Diếp, và Ma Ha Nam Câu Ly. Chỉ trừ Ma Ha Nam Câu Ly (Kulika) vì tự cảm thấy xấu hổ bởi những lỗi lầm khi trước nên bỏ đi, không dám gặp Phật. Nhóm bốn người còn lại tỏ ý hối hận trước Đức Phật về việc đã nghi ngờ Phật về chuyện cô gái hiến sữa và bẩm báo lại việc Kulika có tâm địa bất lương và nhiều lần bỏ đi. Đức Phật đã biết Kulika chưa đủ nhân duyên nên không cưỡng ép, Ngài bèn thu nhận bốn người còn lại làm đệ tử. Về phần Kulika, hắn bị Ương Quật Ma La bắt giữ; tuy nhiên, hắn hứa với Ương Quật Ma La là nếu được tha mạng, hắn sẽ giúp Ương Quật Ma La bắt Đức Phật vì Đức Phật mới là mục tiêu chính của Ương Quật Ma LaƯơng Quật Ma La đồng ý và cả hai cùng nhau đi đến vườn Lộc Uyển. Phật biết tâm địa bất chính của Kulka nhưng vẫn chậm rãi theo hắn vào rừng sâu. Khi Kulika dẫn Phật đến gần cái hang thì bỗng nhiên cảm thấy hối hận, gục đầu vào thân cây khóc lớn, nhưng không nói lời nào. Kiều Trần Như và nhóm còn lại kéo đến trách hỏi Kulika vì sao lại dẫn Đức Phật vào chỗ nguy hiểm thế này. Kulika chỉ biết im lặngĐức Phật đã biết âm mưu của Kulika, nên Ngài vận thần thông đến ngay trước chỗ của Ương Quật Ma La và nói với hắn: “Nếu ngươi muốn đạt nguyện vọng, ta có thể giúp, nhưng ngươi phải thề rằng từ nay về sau tuyệt đối không còn sát sinh, dù chỉ là một con vật nhỏ nhất cũng không làm hại.” Ương Quật Ma La chỉ muốn đạt được mục đích nên chấp nhận ngay không cần suy nghĩ. Lúc này lương tâm của Kulika đã tỉnh thức, liền vừa chạy vừa la vừa xông đến ngay giữa hai người, nói với Ương Quật Ma La: “Xin hãy giết tôi, chứ đừng làm hại đến Đức Phật!” Kulika tỏ vẻ hối hận và quỳ gối ngay trước Đức PhậtĐức Phật nghiêm khắc vạch ra: “Thiên thần không bao giờ đổi một trăm sinh mạng lấy một ngàn tuổi thọ cho một người bao giờ!” Phật còn giảng giải nhiều Phật pháp cho hai người. Đứng trước Đức Phật nghiêm khắc mà nhân từ, lại được nghe những lời răn dạy thân thiếtƯơng Quật Ma La cuối cùng đã giác ngộvứt bỏ gươm giáo trong tay, rập đầu hối cải trước Phật. Phật nói: “Biết sai có thể sửa, ngoảnh đầu lại là bờ giác.” Ương Quật Ma La và Kulika đều về y nương với Phật. Đức Phật đã giảng cho năm vị Tỳ kheo ở vườn Nai về “Tứ Thánh Đế” có nghĩa là bốn chân lý cao thượng. Đức Phật còn nói cho năm vị Tỳ kheo về “Bát Thánh Đạo”—After attaining the truth of life in the universe, the Buddha went straight to the Deer Park and was worshipped by four of the people with whom he had practiced asceticism. They were Ajnata Kaundinya (Anna Kondanna), Asvajit (Assajit), Bhadrika (Bhaddiya), Dasabala Kasyapa (Dasabala Kassapa), and Mahanama-Kulika (Mahanama-Kuliya). Except Kulika who slipped away because he felt so ashamed of himself for his past wrong-doings. They repented to the Buddha for their supicion over the matter of the Buddha accepting milk from the shepherd girl. They also reported that Kulika had evil plans and how he slipped away several times in the past. The Buddha already knew that conditions were not ripe for Kulika to be converted, so he accepted the four of them as his disciples. As for Kulika, he was caught by Angulimala; however, he promised Angulimala to help the former to catch the Buddha if his life can be saved, for the Buddha deserved to be the final goal. Angulimala agreed and both of them went to the Deer Park to catch the Buddha. The Buddha was fully aware of Kulika’s evil plot, still accompanied him walking slowly into the thick forest. While leading the way to the cave, Kulika suddenly felt remorseful. He leaned on the side of a tree and burst into tears, but he would not say a word. Kaudinya and the rest rushed to the scene and questioned Kulika as to why he wished to lead the Buddha to such dangers. Kulika was dumbfounded. As the Buddha already knew of Kulika’s plot, he used his supernatural power to arrive at Angulimala’s place first and said to him: “I can help you realize your wish, but you must swear that from now on, you will abstain from killing, not even harming a small insect!” Since Angulimala only wished to achieve his goal, he agreed without thinking. At that time, Kulika recovered his conscience. He was yelling as he ran and stood between the Buddha and Angulimala. He pleaded: “I beg you to kill me, but never harm the Buddha!” He knelt before the Buddha and repented his previous wrong doing. The Buddha sternly pointed out: “No Gods of Heaven will allow the exchange of a hundred lives for a thousand-year life span for any individual.” The Buddha preached to these two evil men much of the Buddha Dharma. Face to face with the solemn yet kind Buddha, and having heard his admonitions, Angulimala was finally convinced. He threw away the sword in his hand and knelt before the Buddha showing penitence. The Buddha said: “Knowing your wrongs, you can amend your ways and turn your back on them. You are thus saved!” Both Angulimala and Kulika took refuge in the Buddha. The Buddha initially taught Dharma to the five Bhiksus in the Deer Park by expounding on the Four Noble Truths. The Buddha also taught the five Bhiksus the “Eightfold Path,” which are the eight ways of practice leading to Sainthood. At last, he spoke of the Twelve Links of Causation.


(Tượng Đức Thế Tôn đang thuyết Pháp 
cho năm anh em Kiều Trần Như tại Sarnath
Statues of the Buddha and first five 
 of Buddha’s converts in Sarnath)

(II) Theo Đức Phật và Phật Pháp của Hòa Thượng Narada—According to The Buddha and His Teaching, written by Most Venerable Narada: Theo Đức Phật và Phật Pháp của Hòa Thượng Narada, năm vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật là những vị Kiều Trần NhưBạt Đề (Bhaddiya), Thập Lực Ca Diếp (Dasabala-Kasyapa), Ma Nam Câu Lợi (Mahanama), và Át Bệ (Assaji). Kiều Trần Như là vị trẻ tuổi nhất trong tám vị Bà La Môn được vua Tịnh Phạn thỉnh đến dự lễ quán đảnh Thái Tử sơ sanh. Bốn người kia là con của bốn trong bảy vị Bà La Môn lớn tuổi kia. Tất cả năm anh em đều cùng nhau vào rừng tu học. Ngay khi hay tin Thái Tử Tất Đạt Đa rời bỏ cung điện, cả năm anh em cùng đi tìm đạo sĩ Cồ Đàm để phục vụ Ngài. Nhưng đến khi Thái Tử chấm dứt cuộc tu khổ hạnh ép xác, các vị ấy thất vọng, bỏ Ngài đi Isipatana. Chẳng bao lâu sau khi các vị nầy rời bỏ Thái tử thì Ngài đắc quả thành PhậtNgay sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài cất bước đi về hướng vườn Lộc Uyển của xứ Ba La Nại. Thấy Phật từ xa đến, năm vị đạo sĩ (anh em Kiều Trần Như) bàn tính quyết định không đảnh lễ Ngài với lòng tôn kính như xưa. Các vị ấy hiểu lầm thái độ của Ngài trong cuộc chiến đấu để thành đạo quả, vì Ngài đã từ bỏ lối tu khổ hạnh cứng nhắc và chứng tỏ là tuyệt đối vô ích đó. Năm vị đạo sĩ nầy nói chuyện với nhau: “Nầy các đạo hữuđạo sĩ Cồ Đàm đang đi đến ta. Đạo sĩ ấy xa hoa, không bền chí cố gắng và đã trở lại với đời sống lợi dưỡngĐạo sĩ ấy không đáng cho ta niềm nở tiếp đón và cung kính phục vụ. Ta không nên rước y bát cho đạo sĩ ấy. Nhưng dầu sao chúng ta cũng nên dọn sẵn một chỗ ngồi. Nếu đạo sĩ Cồ Đàm muốn ngồi với chúng ta thì cứ ngồi.” Tuy nhiên, trong khi Đức Phật bước gần đến, với cung cách oai nghi, Ngài đã cảm hóa được năm vị đạo sĩ, và không ai bảo ai, năm người cùng đến đảnh lễ Ngài, sau đó người thì rước y bát, người dọn chỗ ngồi, người đi lấy nước cho Ngài rửa chân, vân vânMặc dầu vậy, họ vẫn gọi Ngài bằng danh hiệu “đạo hữu,” một hình thức xưng hô của những người ngang nhau, hoặc để người trên xưng hô với kẻ dưới. Khi đó Đức Phật mới nói: “Nầy các đạo sĩ, không nên gọi Như Lai bằng tên hay bằng danh từ “đạo hữu.” Như Lai là Đức Thế Tôn, là Đấng Toàn Giác. Nghe đây, các đạo sĩNhư Lai thành đạt đạo quả Vô Sanh Bất Diệt và sẽ giảng dạy giáo pháp. Nếu hành đúng theo lời giáo huấn của Như Lai, các thầy cũng sẽ sớm chứng ngộ, do nhờ trí tuệ trực giác, và trong kiếp sống nầy, các thầy sẽ hưởng một đời sống cùng tột thiêng liêng trong sạch. Cũng vì muốn đi tìm đời sống cao thượng ấy nhiều người con trong các gia tộc quý phái đã rời bỏ gia đìnhsự nghiệp, để trở thành người không nhà không cửa.” Năm vị đạo sĩ bèn trả lời: “Nầy đạo sĩ Cồ Đàm, trước kia, với bao nhiêu cố gắng để nghiêm trì kỷ luật mà đạo hữu không thành đạt trí tuệ siêu phàm, cũng không chứng ngộ được gì xứng đáng với chư Phật. Bây giờ đạo hữu sống xa hoa và từ bỏ mọi cố gắngđạo hữu đã trở lại đời sống lợi dưỡng thì làm sao mà có thể thành đạt được trí huệ siêu phàm và chứng ngộ đạo quả ngang hàng với chư Phật?” Sau đó Đức Phật giải thích thêm: “Này các đạo sĩNhư Lai không xa hoa, không hề ngừng cố gắng, và không trở về đời sống lợi dưỡngNhư Lai là Đức Thế Tôn, là Đấng Toàn Giác. Nghe nầy các đạo sĩ! Như Lai đã thành đạt đạo quả Vô Sanh Bất Diệt và sẽ giảng dạy Giáo Pháp. Nếu hành đúng theo lời giáo huấn của Như Lai, các thầy cũng sẽ sớm chứng ngộ, do nhờ trí tuệ trực giác, và trong kiếp sống nầy các thầy sẽ hưởng một đời sống cùng tột thiêng liêng trong sạch. Cũng vì muốn đi tìm đời sống cao thượng ấy mà nhiều người con trong các gia tộc quý phái sẽ rời bỏ gia đình sự nghiệp, để trở thành người không nhà cửa.” Lần thứ nhì năm đạo sĩ vẫn giữ nguyên thành kiến và tỏ ý thất vọng. Đến lần thứ ba, sau khi được Đức Phật lập lại lời xác nhậnnăm đạo sĩ vẫn giữ vững lập trườngtỏ ý hoài nghiĐức Phật hỏi lại: “Nầy các đạo sĩ! Các thầy có biết một lần nào trước đây Như Lai đã nói với các thầy như thế không?” Quả thật không. Đức Phật lập lại lần thứ ba rằng Ngài đã là Đấng Toàn Giác và chính năm đạo sĩ cũng có thể chứng ngộ nếu chịu hành động đúng lời giáo huấn. Đó là những lời nói chân thật do chính Đức Phật thốt ra. Năm vị đạo sĩ là bậc thiện trímặc dầu đã có thành kiến không tốt, nhưng khi nghe như vậy đã nhận định chắc chắn rằng Đức Phật đã thành tựu đạo quả vô thượng và có đầy đủ khả năng để hướng dẫn mình. Năm thầy bấy giờ mới tin lời Đức Phật và ngồi xuống yên lặng nghe Giáo Pháp Cao Quý. Trong khi Đức Phật thuyết pháp cho ba vị nghe thì hai vị kia đi khất thực, và sáu vị cùng độ với những thực vật mà hai vị đem về. Qua hôm sau hai vị nầy nghe pháp thì ba vị kia đi khất thực. Sau khi được Đức Phật giảng dạy, tất cả năm vị đều nhận định thực tướng của đời sống. Vốn là chúng sanh, còn phải chịu sanh, lão, bệnh, tử, và ái dục, các vị tìm thoát ra vòng đau khổ ấy để đến chỗ không sanh, không lão, không, bệnh, không tử, không phiền não, không ái dục, cảnh vắng lặng tột bực vô songniết bàn, cảnh chân toàn tuyệt đối, nơi không còn sanh lão bệnh tửphiền não và ái dụcTrí huệ phát sanh, năm vị thấu hiểu rằng sự giải thoát của các vị rất là vững chắc, không thể lay chuyển, và đây là lần sanh cuối cùng. Các vị không bao giờ còn tái sanh nữa. Đức Phật đã giảng Kinh Chuyển Pháp Luân, đề cập đến Tứ Diệu Đế, là bài pháp đầu tiên mà Đức Phật giảng cho năm vị. Khi nghe xong, Kiều Trần Như, niên trưởng trong năm vị, đắc quả Tu Đà Hườn, tầng đầu tiên trong bốn tầng Thánh. Về sau bốn vị kia cũng đạt được quả vị nầy. Đến khi nghe Đức Phật giảng kinh Anattalakkhana Sutta, đề cập đến pháp vô ngã thì tất cả năm vị đều đắc quả A La Hán—The first five disciples of the Buddha were Kondanna, Bhaddiya, Dasabala-Kasyapa, Mahanama, and Assaji. They were of the Brahmin clan. Kondanna was the youngest and cleverest of the eight brahmins who were summoned by King Suddhodana to name the infant prince. The other four were the sons of those older brahmins. All these five retired to the forest as ascetics in anticipation of the Bodhisattva while he was endeavouring to attain Buddhahood. When he gave up his useless penances and severe austerities and began to nourish the body sparingly to regain his lost strength, these favourite followers, disappointed at his change of method, deserted him and went to Isipatana. Soon after their departure the Bodhisattva attained Buddhahood. Right after his enlightenment, the Buddha started out to the Deer Park in Benares. The five ascetics saw him coming from afar decided not to pay him due respect as they miscontrued his discontinuance of rigid ascetic practices which proved absolutely futile during his struggle for enlightenment. They convinced one another as follow: “Friends, this ascetic Gotama is coming. He is luxurious. He has given up striving and has turned into a life of abundance. He should not be greeted and waited upon. His bowl and robe should not be taken. Nevertheless a seat should be prepared in case he wished to sit down with us.” However, when the Buddha continued to draw near, his august personality was such solemnly that they were compelled to receive him with due honour. One came forward and took his bowl and robe, another prepared a seat, and yet another prepared water for his washing of feet. Nevertheless, they addressed him by name and called him friend (avuso), a form of address applied generally to juniors and equals. At this time, the Buddha addressed them thus: “Do not, Bhikkhus, addressed the Tathagata by name, or by title “friend.” An Exalted One, O Bhikkhus, is the Tathagata. A fully enlightened one is he. Give ear, O Bhikkhus! Deathlessness has been attained. I shall instruct and teach the Dharma. If you act according to my instructions, you will before long realize, by your own intuitive wisdom, and live, attaining in this life itself, that supreme consummation of the holy life, for the sake of which sons of noble families rightly leave the household for homelessness.” Thereupon the five ascetics replied: “By that demeaner of yours, hermit Gotama, by that discipline, by those painful austerities, you did not attain to any superhuman specific knowledge and insight worthy of an Ariya. How will you, when you have become luxurious, have given up striving, and have turned into a life of abundance, gain nay such superhuman specific knowledge and insight worthy of an Ariya?” In further explanation, the Buddha said: “The Tathagata, O Bhikkhus, is not not luxurious, has not given up striving, and has not turned into a life of abundance. An exalted one is the Tathagata. A fully enlightened one is he. Give ear, O Bhikkhus! Deathlessness has been attained. I shall instruct and teach the Dharma. If you act according to my instructions, you will before long realize, by your own intuitive wisdom, and live, attaining in this life itself, that supreme consummation of the holy life, for the sake of which sons of noble families rightly leave the household for homelessness.” For the second time the prejudiced ascetics expressed their disappointment in the same manner. For the second time the Buddha reassured theom of his attainment to enlightenment. When the adamant ascetics refusing to believe him, expressed their view for the third time, the Buddha questioned them thus: “Do you know, O Bhikkhus, of an occasion when I ever spoke to you thus before?” The five ascetics replied: “Nay, indeed Lord!” The Buddha then repeated for the third time that he had gained enlightenment and that they also could realize the truth if they would act according to his instructions. It was indeeda frank utterance, issuing from the sacred lips of the Buddha. The cultured ascetics, though adamant in their views, were then fully convinced of the great achievements of the Buddha and of his competence to act as their moral guide and teacher. They believed his words and sat in silence to listen to his noble teaching. Three of the ascetics the Buddha instructed, while three went out for alms. With what the two ascetics brought from their almsround the six maintained themselves. The next day, two of the ascetics he instructed, while the other three ascetics went out for alms. With what the three brought back, six sustained themselves. And those five ascetics thus admonished and instructed by the Buddha, being themselves subject to birth, decay, death, sorrow, and passions, realized the real nature of life and, seeking out the birthless, decayless, diseaseless, deathless, sorrowless, passionless, incomparable supreme peace, Nirvana, attained the incomparable security, Nirvana, which is free from birth, decay, disease, death, sorrow, and passions. The knowledge arose in them that their deliverance was unshakable, that it was their last birth and that there would be no more of this state again. The Dhammacakkappavattana Sutta, which deals with the Four Noble Truths, was the first discourses delivered by the Buddha to them. heAring it, Kondanna, the eldest, attained the first stage of sainthood. After receiving further instructions, the other four attained Sotapatti later. On hearing the Anattalakkhana Sutta, which deals with soullessness, all the five attained Arahantship, the final stage of sainthood.

1. A Nhã Kiều Trần Như: Ashavajit (skt)—Ajnata-Kaundinya (skt): Kondanna (p).
(A) Sơ lược về A Nhã Kiều Trần Như—A summary of Ajnata-Kaundinya: Tên của một trong năm vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Ông là người trẻ tuổi nhất trong tám vị Bà La Môn được vua Tịnh Phạn thỉnh đến lễ quán đảnh Thái Tử sơ sinh. Ông nguyên là thái tử xứ Ma Kiệt Đà, là cậu của Đức Phật, và cũng là bạn cùng tu khổ hạnh với Đức Phật khi Ngài mới xuất gia (Nhóm ông Kiều Trần Như có năm người, trước kia theo làm bạn tu khổ hạnh với Đức Phật. Sau khi thấy Đức Phật thọ nhận bát sữa của nàng Mục Nữ cúng dường, cho rằng Đức Phật đã thối tâm trên đường tìm đạo giải thoát nên họ đã ly khai với Phật. Sau khi Đức Phật thành đạo, năm vị nầy lại gặp Đức Phật tại vườn Lộc Uyển/Mrgadava trong thành Ba La Nại/Varanasi, được Phật thuyết giảng về Tứ Diệu Đế để độ họ trở thành những vị Tỳ Kheo đầu tiên. Đây là năm vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật)—Name a prince of Magadha, uncle and one of the first five disciples of Sakyamuni. He was the youngest and cleverst of the eight brahmins who were summoned by King Suddhodana to name the infant prince. He used to practise ascetic practices with Prince Siddhartha when he just left home.
(B) Trở thành một trong năm đệ tử đầu tiên của Đức Phật—Ajnata-Kaundinya became one of the first five disciples of the Buddha: A Nhã Kiều Trần Như đã từng cùng tu khổ hạnh với Thái tử Sĩ Đạt Đa trước khi Ngài thành PhậtKiều Trần Như là một trong năm đệ tử đầu tiên của Phật trong vườn Lộc Uyển. Hai tháng sau khi thành đạoĐức Phật giảng bài pháp đầu tiên là bài Chuyển Pháp Luân cho năm vị đã từng tu khổ hạnh với Ngài tại Vườn Nai thuộc thành Ba La Nại. Trong bài nầy, Đức Phật dạy: “Tránh hai cực đoan tham đắm dục lạc và khổ hạnh ép xácNhư Lai đã chứng ngộ Trung Đạocon đường đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết Bàn. Đây chính là Bát Thánh Đạo gồm chánh kiếnchánh tư duychánh ngữchánh nghiệpchánh mạngchánh tinh tấnchánh niệm và chánh định.” Kế đó Ngài giảng Tứ Diệu Đế hay Bốn Sự Thật Cao Thượng: “Khổ, nguyên nhân của Khổ, sự diệt khổ và con đường đưa đến sự diệt khổ.” Khi Phật ba lần quay bánh xe Pháp Tứ Đế rồi, Ngài dạy rằng: “Nầy Kiều Trần Nhưhiện giờ ông đang bị khách trần quấy nhiễu, khiến ông chẳng đặng giải thoát.” Khi Kiều Trần Như nghe tới hai chữ ‘khách trần’ thì ông liền khai ngộ và chứng quả Dự Lưu và bốn vị còn lại xin được Đức Phật nhận vào hội chúng của Ngài—Ashavajit, one who used to practice asceticism with Prince Siddhartha before he became Buddha. He is one of the first five disciples of the Buddha in the Deer Park. Two months after his Enlightenment, the Buddha gave his first discourse entitled “The Turning of The Dharma Wheel” to the five ascetics, the Kodannas, his old companions, at the Deer Park in Benares. In this discourse, the Buddha taught: “Avoiding the two extremes of indulgence in sense pleasures and self-mortification, the Tathagata has comprehended the Middle Path, which leads to calm, wisdom, enlightenment and Nirvana. This is the Very Noble Eight-fold Path, namely, right view, right thought, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration.” Next he taught them the Four Noble Truths: Suffering, the Cause of Suffering, the Ceasing of Suffering and the Path leading to the ceasing of suffering. After speaking the Four Holy Truths, the Buddha said, “Ajnatakaundinya, you are troubled by the guest-dust and have not obtained liberation. When Ajnatakaundinya heard the words ‘guest-dust’ he understood the Dharma and immdediately became a Sotapanna, the other four asked the Buddha to receive them into his Order. It was through the second sermon on the “No-self Quality” that all of them attained Arahantship.

2. Bạt Đề Lê Ca: Bhaddiya (skt)—Bhadrika—Bà Đề—Bà Đề Lợi Ca—Người đã từng cùng tu khổ hạnh với Thái tử Sĩ Đạt Đa trước khi Ngài thành Phật. Một trong năm Tỳ Kheo đệ tử đầu tiên của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong vườn Lộc Uyển, người ta nói ông là con của vua Cam Lộ Vương (cũng là cha của A Nậu Lâu Đà)—One who used to practice asceticism with Prince Siddhartha before he became Buddha. He is one of the first five disciples of Sakyamuni in the Deer Park. One of the first five disciples , said to be a son of king Amrtodana (also father of Anuruddha).

3. Thập Lực Ca Diếp: Dasabala-Kasyapa (skt & p)—Người đã từng cùng tu khổ hạnh với Thái tử Sĩ Đạt Đa trước khi Ngài thành Phật. Một trong năm Tỳ Kheo đệ tử đầu tiên của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong vườn Lộc Uyển, người ta nói ông là bậc có đầy đủ thập tri kiến hay mười khả năng nơi một vị Phật—Thập lực Ca Diếp—One who used to practice asceticism with Prince Siddhartha before he became Buddha. He is one of the first five disciples of Sakyamuni in the Deer Park. One of the first five disciples , said to be a possessor of Ten Powers or Ten kinds of Knowledge:
1) Nhận biết bằng trực giác về cái có thể và cái không có thể trong mọi hoàn cảnh: Knowledge concerning what is possible and impossible in any situation.
2) Nhận thức sự chín muồi của những hành động: Vipaka—Concerning the ripening of deeds.
3) Nhận thức về những năng lực cao nhất và thấp nhất nơi tha nhân: Concerning the superior and inferior abilities of other beings.
4) Nhận thức về những thiên hướng của họ: Concerning their tendencies.
5) Nhận thức về những thành tố của thế giới: Concerning the manifold constituents of the world.
6) Những thức về nhiều con đường dẫn tới những trạng huống tái sanh khác nhau: Concerning the paths leading to the various realms of existence.
7) Nhận thức về sự tạo ra thanh trược: Concerning the engendering of purity and impurity.
8) Nhận thức về suy tưởng, về đại định, về tam giải thoát và thiền định: Concerning the contemplations, meditative states (samadhi), the three liberations, and the absorption (dhyana).
9) Nhận thức về sự chết và tái sanh: Concerning deaths and rebirths.
10) Nhận thức về sự suy mòn của nhiễm trược: Concerning the exhaustion of all defilements (asrava).

4Ma ha nam: Mahanama (skt): Ma Ha Na Ma—Một trong năm vị tỳ kheo được Phật độ đầu tiên—One of the first five of Sakyamuni’s converts.

5. A Xà Chí: Assaji (skt & p)—Vị đệ tử Phật mà lời tuyên giảng về nhân quả đã chuyển đổi cả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên—The disciple of the Buddha whose simple declaration of the doctrine of causation converted Sariputra and Moggallana.

(B) Năm mươi Tỳ Kheo trong thành Ca Thi
Fifty Bhiksus in Kasi

Sau khi Da Xá và cha mẹ xin làm đệ tử Phật thì năm mươi nguời bạn của Da Xá trong thành Ca Thi cũng được cảm hóa bởi lòng từ bi và trí tuệ của Đức Phật, cùng nhau đến kính thỉnh Đức Phật cho họ xuất gia. Đây là nhóm Tăng đoàn xuất gia lớn đầu tiên kể từ sau khi Phật đắc đạo—After Yasas and his parents became the Buddha’s disciples, fifty friends of Yasas in Kasi city responded to the Buddha’s call of compassion and wisdom by respectfully asking the Buddha to allow them to be ordained. They were the first large group of Sangha to take the vows after the Buddha’s Enlightenment.

(C) Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác Trong Chúng Tỳ Kheo
Other Famous Disciples in the Monk Order

1. Da Xá: Yasa—Đệ tử thứ sáu của Đức Phật. Sau khi giác ngộ và giải thoát tại Bồ Đề đạo tràngĐức Phật đi đến thành Ca Thi, tại đây Ngài gặp một thiếu niên tên Da Xá. Do bị người yêu ruồng rẫy nên hết sức bi phẫn muộn phiền, đến nỗi tâm thần bấn loạn, chạy lang thang đây đó cho đở buồn. May mắnDa Xá gặp được Phật Đà trang nghiêmnghe được lời giảng pháp của Đức Phật nên thấu triệt rằng tất cả vạn sự vạn vật trên thế gian đều vô thường, không có gì bền lâu, nên Da Xá quỳ xuống chân Thế Tôn khẩn cầu Ngài cho xuất gia để trở thành đệ tử thứ sáu của Phật—The sixth disciple of the Buddha. After the attaining enlightenment and emancipation at Bodhi-Gaya, the Buddha went to Kasi city, there he met a young man called Yasas. Because his beloved girlfriend turned her affection to someone else, he was upset and disturbed to the point of mental breakdown. He just ran about aimlessly trying to vent his anger. Fortunately, Yasas met the solemn and dignified Buddha once. After he listened to the Dharma and the Buddha’s teachings, he came to know that everything in this world was impermanent and nothing stayed together for long. So he knelt on the ground and requested ordination. He eventualy became the Buddha’s sixth disciple.

2. Ca Lâu Đà Di: Kaludayin (skt)—Ca Lưu Đà Di—Ca Lộ Na—Ca Lư—Hắc Ưu Đà Di—Vị Tỳ Kheo da đen bóng; người ta nói ông là thầy dạy học của Phật Thích Ca lúc Ngài còn là thái tử, về sau nầy ông trở thành một trong những đệ tử đầu tiên của Phật—Udayin or Black Udayin, said to have been schoolmaster to Sakyamuni when young and one of the early disciples.

3. Châu Lợi Bàn Đà Già: Suddhipanthaka (skt)—Bàn Đặc—Ksudrapanthaka (skt)—Châu Lợi Bàn Đặc—Châu Lợi Bàn Đặc Già—Châu Lợi Bàn Thố—Kế Đạo—Tiểu Lộ—Châu Đồ Bán Thác Ca—Vào thời Đức Phật còn tại thế, có hai anh em sinh đôi, một tên Bàn Đặc, và một tên Châu Lợi Bàn Đà Già (Châu Lợi Bàn Đặc). Người anh thì thông minh lanh lợi, người em thì đần độn đến nỗi không nhớ cả tên mình, nhưng sau nầy người em trở thành một trong những đại đệ tử của Đức Phật, và cuối cùng đắc quả A La HánChâu lợi Bàn Đà Già là một thanh niên trì độn, ai cũng xem thường anh ta, nhưng Đức Phật vẫn xem anh ta như mọi người. Ngài dặn dò A Nan đặc biệt giúp đỡ anh ta. A Nan tốn rất nhiều công sức dạy anh ta tụng kinh niệm chú. Anh ta niệm đến câu cuối thì quên câu đầu. A Nan báo lại với Phật. Phật nghĩ chỉ còn cách tự mình giáo hóa anh ta, bắt anh tụng mãi bốn câu kệ đơn giản nhất. Tuy Châu Lợi Bàn Đà Già đã cố công chăm chỉ và ráng nhớ, nhưng trí lực của anh quá kém, vẫn không thể học nỗi bốn câu kệ. Đồng đạo cho rằng người này tu đạo không có triển vọng, nhưng Đức Phật quyết không bỏ một chúng sanh nào, Ngài vẫn tiếp tục dạy dỗ anh ta. Phật dạy anh ta: “Khi ngươi cầm chổi quét nhà hoặc giặt giũ áo quần của các Tỳ kheo, vừa làm việc, vừa đọc niệm sáu chữ :Ta quét dọn, ta phẩy bụi.” Rốt cuộc Châu Lợi Bàn Đà Già nhớ được sáu chữ “Ta quét dọn, ta phẩy bụi,” lâu ngày công phu chín muồi, anh ta nhờ thế tỉnh ngộ được bụi bặm trong lòng phải dùng trí tuệ dọn sạch, bỗng nhiên anh được khai ngộ—At the time of the Buddha, there were twin brothers who were born on the road, one called Suddhipanthaka or Purity-path, the other born soon after and called Ksudrapanthaka, or small road. The elder was clever, the younger stupid, not even remembering his own name, but later became one of the great disciples of the Buddha, and finally an arhat. Ksudrapanthaka was originally a very stupid youth whom others looked down upon. But the Buddha treated him just the same as others. The Buddha instructed Ananda to give him special assistance. Ananda spent a great deal of time teaching him to recite the sutras and dharmas. But he was so forgetful that when he was reading one sentence, he had already forgotten the last. Ananda reported what was happening to the Buddha. The Buddha took it upon himself to teach Ksudrapanthaka, and wanted him to read and recite the most simple four sentence gatha. Although Ksudrapanthaka exerted great efforts in memorization, yet his intelligence was so low that he still could not recite at all. His fellow monks considered him hopeless in treading the Path, but the Buddha would not leave him out, and continued to coach him. The Buddha taught him: “When you sweep the floor or dust off the dirt from the Bhiksu’s robes, remember to recite at the same time these six words: “I wipe dust, I clear filth.” Finally, Ksudrapanthaka remembered the six words of “I wipe dust, I clear filth.” With the passage of time, he was very accomplished in his practice. From these six words, he realized that the dirt and filth in his mind should be wiped clean with mahaprajna or transcendental wisdom. He was thus awakened to the ultimate Truth.

4. Ly Bà Đa: Revata (skt)—Raivata (skt)—Hạt Lệ Phiệt Đa—Lợi Ba Ba—Ly Ba Đa—Ly Bách Lê Bà Đa—Ly Việt—Name of an Indian monk—Theo truyền thống Phật giáo thì Lợi Ba Ba là tên của một vị sư Ấn Độ, một vị ẩn sĩ Bà La Môn, là đệ tử của Đức Phật Thích Ca, về sau đắc thành Phổ Minh Như Lai. Ngài là vị chủ trì Đại Hội Kết Tập Kinh Điển lần hai. Tuy nhiên, theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển của Giáo Sư Soothill, Lợi Ba Ba là vị đương thời với vua A Dục, được nói đến trong lần kết tập kinh điển lần thứ ba—According to Buddhist traditions, Revata was a Brahman hermit; one of the disciples of Sakyamuni, to be reborn as Samanta-prabhasa. He was the President of the second synod, a native of Sankasya. However, according to Eitel in the Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, composed by Professor Soothill, Revata, a contemporary of Asoka, mentioned in connection with the third synod.

5. Ma Đăng Già: Matanga (skt)—Tên của một phụ nữ trong giai cấp thấp đã dụ dỗ ngài A Nan. Sau nầy trở thành một trong những đệ tử trung thành của Phật. Chính vì câu chuyện Ma Đăng Già mà về sau nầy Đức Phật đã thuyết giảng một bài kinh có tên “Ma Đăng Già.” Kinh Ma Đăng Già nói về câu chuyện của một cô gái thuộc giai cấp thấp nhất trong xã hội Ấn Độ thời bấy giờ, đã được Phật Thích Ca thu nhận làm đệ tử. Trong nầy, Đức Phật cũng giảng tỉ mỉ rằng mọi giai cấp đều bình đẳng. Kinh được Ngài Trúc Luật Viêm và Chi Khiêm dịch sang Hán tự—Name of the low-caste woman who inveigled Ananda. Later she became one of the most devoted disciples of the Buddha. Later on the Buddha preached a sutra based on the story of Matanga. The sutra was named “Matanga”. The sutra stressed on the story of a lady who belonged to the lowest class in Indian society. In this sutra, the Buddha also expounded clearly on the “Equality” of all classes. The sutra was translated into Chinese by Chu-lu-Yen and Chih-Ch’ien.

6. Ương Quật Ma La: Một môn đồ Bà La Môn, người đã tu tập sai lầm bằng cách giết người và đeo chuỗi được xâu lại bằng những ngón tay của những người chết, và coi chuyện sát hại người là một hành động tín ngưỡng linh thiêng. Sau khi ông giết 99 người, người thứ 100 mà ông gặp là mẹ ông. Trong khi đang đuổi giết mẹ, thì Đức Phật xuất hiện, ông bèn buông tha mẹ mà đuổi theo Phật. Đức Thế Tôn đã thị hiện phép thần thông nên dù đã cố gắng hết sức Ương Quật vẫn không đuổi theo kịp những bước đi rất bình thường của Thế Tôn. Ương Quật bèn nói: “Hãy dừng lại, này ông Sa Môn, hãy dừng lại!” Thế Tôn trả lời: “Ta đã dừng bước rồi, này Ương Quật Ma La, ngươi cũng vậy, hãy dừng lại đi!” Ương Quật lấy làm kinh ngạc trước câu trả lời ấy bèn nói với Thế Tôn: “Này ông Sa Môn! Trong khi ông đang đi sao ông bảo ‘Ta đã dừng lại’ và đối với tôi tôi đã dừng lại rồi thì ông lại nói chưa dừng. Vậy xin hỏi ông: “Thế nào là ông đang dừng bước, nhưng tôi lại không dừng?” Đức Thế Tôn đáp: “Này Ương Quật Ma La! Ta đang dừng bước, sau khi từ bỏ gậy và đao kiếm đối với tất cả chúng hữu tình. Chỉ có ngươi là tàn ác đối với muôn loài, vì thế nên nói ta đã dừng bước còn ngươi vẫn chưa dừng.” Sau vài câu trao đổi với Phật, ông được Phật cảm hóaHối hận vì những tội lỗi của mình, ông bèn xin gia nhập Tăng đoàn. Với thiên nhãn thông, Phật nhìn thấy có thể hóa độ được ông trở thành A La hán vì những thiện nghiệp trong những đời trước của ông. Theo kinh điển Phật thì một ngày nọ trong khi đang khất thực trong vùng, Phật xuất hiện trước nhà của Ương Quật Ma La, trong khi ông nầy đang đuổi giết mẹ, khi thấy Phật Ương Quật bèn đuổi theo để giết Phật. Cứ chạy theo Phật mà không bắt kịp, Ương Quật bèn la to lên kêu Phật dừng lại, dừng lại ! Phật bèn đáp lại rằng: “Nầy Ương Quật ! Ta đã dừng lại từ lâu và đang đợi nhà ngươi đây! Tuy nhiênvấn đề là ngươi không chịu dừng lại.” Sau đó Phật giải thích cho Ương Quật thế nào là “Dừng lại.” Cuối cùng Ương Quật hiểu và cải đạo thành Phật tử và cuối cùng sau khi dụng công tu tập ông đã đắc quả A La Hán—A Brahmin follower who erroneously practiced by killing people and wore chaplet of finger-bones (the Sivaitic sect that wore such chaplets), and made assassination a religious act. After he killed 99 people, the hundredth person he met was his mother. One day when the Buddha was in the neighborhood to beg for food, he appeared in front of Angulimala’s house, the killer was attempting to kill his mother. While chasing to kill his mother, the Buddha appeared, he turned to chase the Buddha. However, the Buddha performed such a wonderful psychic power that in no way Angulimala was able to catch up with the Lord who was walking at his ordinary pace. Angulimala stood still and yelled at the Buddha: “Gotama, stop! Stop! Stop! He Kept asking the Buddha to stop. The Buddha responded: “Angulimala! I have stopped for so long and have been waiting for you; however, the problem is you; you don’t want to stop.” Angulimala addressed in verses to the Buddha: “While you are walking, Recluse, you say ‘I stand still.” And to me who stand still, you say that I am not standing still. Therefore, Recluse, I want to ask you about this matter: How is it that you are standing still, but I am not standing still?” The Buddha responded: “Angulimala, I am standing still, having given up the stick and the sword for all beings. But you are merciless to all beings, therefore, I am standing still, and you are not.” After some more conversations with the Buddha, he was converted by the Buddha. He repented his evil ways and joined the Order. He was a greatest killer when the Buddha was alive. However, the Buddha with his Buddha eye, foresaw that this killer had the potential to attain Arhathood enlightenment because of his good karma from previous lives.

(Angulimala Stupa in Sravasti
Tháp Chàng Vô Não tại xứ Xá Vệ)

7. Tô Bạt Đà La—Buddha’s Final Disciple was Subhadda: Người đệ tử cuối cùng của Đức Phật là Tô Bạt Đà La—Khi Đức Phật sắp nhập diệt, có một ngoại đạo tên là Tô Bạt Đà La, đã 120 tuổi, nghe tin Phật sắp viên tịch nên đến xin Ngài khai mở. Chúng Tỳ kheo sợ ông quấy rầy, ngăn không cho vào gặp, nhưng Đức Phật đồng ý tiếp ông. Đức Phật bảo Tô Bạt Đà La: “Những người tu đạo phải nhận thức về Tam Pháp Ấn (1. Chư hành vô thường, 2. Chư Pháp vô ngã, 3. Niết bàn tịch tĩnh). Đây là ba pháp ấn kiểm nghiệm chân lý. Chỉ cần tu tập Tứ Diệu ĐếBát Thánh ĐạoThập Nhị Nhân Duyên, là có thể được giải thoát tự tại.” Tô Bạt Đà La xin quy-y theo Phật, và trở thành người đệ tử cuối cùng của Ngài—When the Buddha was about to pass into nirvana, an old ascetics by the name of Subhadda, was one hundred and twenty years old, came to seek instructions from the Buddha when he learned that the Buddha would depart from the world. The Bhiksus were afraid that he might cause disturbance and stopped him from entering to see the Buddha, but the Buddha agreed to received him. The Buddha told Subhada: “Those who practice the way should recognize the three Dharma Seals for testing the Truth (1. Emptiness of all dharmas or emptiness of separate selfhood, 2. Impermanence of all phenomena, and 3. Nirvana and Tranquil Extinction). So long as you practice the Four Noble Truths, the Eightfold Noble Path, and the Twelve Links of Causation, you will obtain release and liberation.” Subhadda was ordained before the Buddha and became his last disciple.

8. Tân Đầu Lô Phả La Đọa: Pindola-Bharadvja (skt)—Tân Đầu—Tân Đầu Lư—Đệ nhứt tôn giả trong 16 vị La Hánmãi mãi an trụ trên núi, hiện tướng tóc bạc mày dài—Name of the first of the sixteen arhats, who became the old man of the mountains, white hair and beard, bushy eye-brows, one of the genii.

9. Ma Ha Câu Hy La: Mahakausthila (skt)—Sariputra’s uncle—Cậu của Xá Lợi Phất—Một trong những đại đệ tử của Đức Phật. Có một hôm, Đức Phật đang thiền định trong một hang đá trên núi Linh Thứu, cậu của Xá Lợi Phất là Ma Ha Câu Hy La đến bái kiến và đàm luận chân lý với Đức PhậtTài năng biện luận của Đức Phật đã làm cho Ma Ha Câu Hy La vô cùng thán phục, nên cuối cùng ông xin quy-y với Phật—One of the great disciples of the Buddha. One day, while the Buddha was meditating in a cave on Vulture Peak, Sariputra’s uncle Mahakaustila came for a visit. Being the long-nailed Brahmacarin, an ascetic devoted entirely to studying sacred learning, he sought to debate with the Buddha on the ultimate Truth. The Buddha’s talent of speech fully convinced Mahakaustila in words and thought. He eventually became the Buddha’s disciple.

10. Bạt Câu La: Vakkula (skt)—Vakula (skt)—Bạc Củ La—Bạc La Bà Câu La—Tên của vị La Hán Thiện Dung hay Vỹ Hình, một đệ tử thông thái của Đức Phật, người mà trong suốt 80 năm sống không bệnh hoạn hay đau đớn—Vakkula, name of an arhat, an intelligent disciple of Sakyamuni, who during his eighty years of life, never had a moment’s illness or pain.

11. Kiếp Tân Na: Kapphina (skt)—Kiếp Thí Na—Kiếp Tỷ Na—Kiếp Tỳ Nô—Một đệ tử của Phật Thích Ca, tên trong Tăng đoàn là Đại Kiếp Tân Na. Ngài rất giỏi về tinh tú, sau nầy sẽ thành Phật danh hiệu Phổ Minh Như Lai—A disciple of Sakyamuni, whose monastic name was Mahakappina. He was very good at astronomy and constellations. He is to be reborn as Samantaprabhasa Buddha.

12. Ưu Lâu Tần Loa Ca DiếpƯu Lâu Tần Loa Ca Diếp là một trong ba vị Ca Diếpđệ tử của Phật. Người ta gọi ông như vậy là vì ông tu hành khổ hạnh trong khu rừng Ưu Lâu Tần Loa, ông cũng có tướng hảo trên ngực in hình quả đu đủ. Phật thọ ký cho ông về sau nầy thành Phật hiệu là Phổ Minh Như Lai—Uruvilva Kasyapa, one of the three Kasyapas, one of the principal disciples of sakyamuni, so called because he practiced asceticism in the Uruvilva forest, or because he had on his breast a mark resembling the fruit of the papaya. He is to reappear as Budha Samantaprabhasa—See Chương 12 (1).

13. Ca Diếp Ba: Nadikasyapa (skt): Na Đề Ca Diếp—Nại Địa (Đề)—Em trai của Đại Ca Diếp, sau thành Phật Phổ Minh Như Lai—Brother of Mahakasyapa, to become Samantaprabhasa Buddha.

14. Già Da Ca Diếp: Gayakasyapa (skt)—Yết Di Ca Diếp, một người em của Đại Ca Diếp, trước kia theo tà giáo, thờ thần lửa, về sau trở thành một trong mười một đệ tử nổi tiếng của Phật, thành Phật tên là Phổ Minh Như Lai—A brother of Mahakasyapa, orginally a fire-worshipper, one of the eleven foremost disciples of buddha, to become samantaprabhasa Buddha.

15. Bạt Nan Đà: Upananda (skt)—Thiện Hỷ Tỳ Kheo, còn gọi là Ác Tỳ Kheo, người đã reo vui khi Đức Phật nhập diệt vì từ đó ông ta không còn bị giới luật Phật trói buộc nữa (theo Kinh Trường A Hàm, có vị Tỳ Kheo tên Bạt Nan Đà, đã ngăn các Tỳ Kheo khác và bảo họ đừng lo, bảo rằng Thế Tôn diệt độ rồi, ta sẽ được tự tại. Ông già ấy thường nói nên làm việc nầy, không nên làm việc kia…Từ nay về sau ta được làm mọi việc tùy ý)—A disciple who rejoiced over the Buddha’s death because it freed the disciples from restraint.

16. Pakka (p): Tên của một vị Tỳ Kheo đệ tử của Đức Phật, được nói đến trong Trưởng Lão Thi Kệ. Một ngày nọ, Tỳ Kheo Pakka vào làng khất thực, ngài ngồi dưới một gốc cây. Từ đây ngài thấy một con diều hâu chụp được một miếng thịt bay vụt lên không. Thấy vậy nhiều con diều hâu khác đuổi theo tấn công dành miếng thịt, làm cho con diều hâu kia phải nhả rớt miếng thịt xuống đất. Một con diều hâu khác bay tới đớp miếng thịt vừa rớt xuống đất. Tỳ Kheo Pakka suy nghĩ: “Dục lạc chẳng khác nào miếng thịt kia, thật thông thường giữa thế gian đầy khổ đau phiền não này.” Sau đó Tỳ Kheo Pakka thiền định thật sâu vào những vấn đề này, cuối cùng ngài đắc thắng trí và quả vị A La Hán—Name of a monk, the Buddha’s disciple, mentioned in the Theragatha. One day, Venerable went out to the village for alms, he sat down beneath a tree. There he saw a hawk seized some flesh and flew up into the sky. Seeing this, many other hawks chased it to attack, made it drop the meat. Another hawk grabbed the fallen meat, and was plundered by another. Venerable Pakka thought: “Just like that meat are worldly desires, common to all, full of pain and woe.” After that Venerable Pakka meditated deeply on these issues and eventually realized the insight and won Arahantship.

17. Vấn Nhị Bách Ức: Sronakotivimsa (skt)—Trong thành Xá Vệ có một nhạc sĩ tên Vấn Nhị Bách Ức, được coi như là một trong những đệ tử tinh chuyên nhất của Phật. Khi Phật còn tại thế, tỳ khưu Nhị Thập Ức Nhĩ đã chứng quả A-La-Hán. Ngài đã sống trên các tầng trời đến 91 kiếp, dưới lòng bàn chân có lông dài hai tấc, chân không bao giời phải dẫm đất. Ngài xuất thân từ gia đình giàu có. Lúc nhỏ được cha mẹ nuông chìu hết mực, không để cho chân chạm đất, vì thế dưới bàn chân mọc ra lông đen dầy rậm, cơ thể yếu ớt. Một hôm cậu ngẫu nhiên có cơ duyên được nghe Phật thuyết pháp, vô cùng cảm động, xin phát nguyện xuất gia theo Phật. Nhưng cha mẹ sợ anh ta cực khổ nên cực lực phản đối. Sự phản đối của cha mẹ không làm lay chuyển quyết tâm của Vấn Nhị Bách Ức. Sau khi xuất gia, Vấn Nhị Bách Ức rất chăm chỉ, khắc khổ tu hành, nhưng vì cơ thể không khá hơn, cảm thấy khó mà tiếp tục, định hoàn tục làm Phật tử tại gia hộ phápĐức Phật nói với Vấn Nhị Bách Ức: “Khi người đánh đàn, nếu như dây đàn quá căng, sẽ bị đứt. Còn quá chùng? Sẽ không ra tiếng. Tu hành như đánh đàn, dây đàn không thể căng hoặc quá chùng. Phàm việc gì cũng vừa độ.” Vấn Nhị Bách Ức nghe theo mà hành trì, về sau đắc quả A La Hán—One of the Buddha’s disciples in Sravasti. defined as the most zealous of Sakyamuni’s disciples, who became an arhat. Having lived in a heaven for ninety-one kalpas, where his feet did not touch the ground. He came from a wealthy family. His parents loved him dearly and very much pampered him during his childhood. He was not allowed to touch the ground with his feet. Later, thick hair grew on his sole, and he was very feeble indeed. One day, by chance, he had the oportunity to hear the Buddha’s teaching, and he was deeply moved. He vowed to leave his home to become a monk, but his parents objected strongly for fear that he might suffer hardship. His parents’ objections could not shake the determination of Sronakotivimsa, who practiced diligently after his ordination. But his health still showed no improvement. Finally, he felt he could not sustain himself any longer. Thus he wanted to return to laity and to support Buddhism through almsgiving. The Buddha told Sronakotivimsa: “When you play the harp, the string is too tight, it will snap. If too loose? It will not make a sound. Our practice is like playing the harp. The strings must be neither too tight nor too loose. Attend to anything in the appropriate manner.” Sronakotivimsa obeyed the Buddha’s instruction and eventually attained Arhatship.

18. Ni Đề: Sunita (skt)—One of the Buddha’s disciples—Một trong những đệ tử của Đức Phật. Một hôm, Đức Phật đi khất thực trong thành Xá Vệ, nhìn thấy tiện dân Ni Đề đang gánh phân, Phật muốn cứu độ, nhưng Ni Đề tự cảm thấy mình mẩy dơ bẩn, nên không dám diện kiến Phật trang nghiêmvội vàng quay người né tránh, vô ý làm đổ thùng phân, mùi khai thúi nồng nặc. Ni Đề đỏ mặt vội vàng phục xuống xin tội. Phât bảo Ni Đề là Ngài muốn Ni Đề sống đời xuất gia tịnh hạnh. Ngài nói trong Phật giáomọi người đều bình đẳng, giống như nước sạch có thể tẩy trừ mọi ô uế. Ni Đề cảm động vô cùngthành tâm bái lạy Đức Phật để trở thành một thành viên của Tăng đoàn—One day, the Buddha was on his begging rounds in Sravasti when he spotted a manure carrier named Sunita who belonged to the Untouchable caste. The Buddha wanted to convert him, but Sunita was so ashamed of his filth and his low class that he dared not face the dignified Buddha. He quickly moved off the path and accidentally overturned a bucket of manure. The foul smell pervaded. Sunita blushed and immediately knelt down to ask for forgiveness. The Buddha told Sunita that he wanted him to lead a monastic life. The Buddha said that Buddhism treated everyone as equals, just like pure water, it could wash off all filth and dirt. Sunita was deeply moved. He gladly and whole-heartedly knelt down before the Buddha to become a member of the Sangha.

19. Xa Nặc—Chandaka (skt): Channa (p)—Người hầu cận của thái tử Sĩ Đạt Đa. Ông đã đánh xe đưa Thái tử Sĩ Đạt Đa rời cung điện trong đêm Ngài xuất gia, để vào rừng và bắt đầu cuộc sống không nhà để tìm phương cứu nhân loại. Sau nầy Xa Nặc cũng trở thành một đệ tử của Đức PhậtTuy nhiên, trong Hội Nghị Kết Tập Kinh Điển lần thứ nhất, các Tỳ Kheo đã thông qua hình phạt cao nhất áp dụng cho Xa Nặc vì ông đã tỏ ra xem thường Tăng đoàn từ cao đến thấp và vô cùng ngạo mạn. Hình phạt áp dụng là sẽ bị cô lập hoàn toàn về mặt xã hội. Khi hình phạt được thông báo thì Xa Nặc đã tỏ ra hối hậnbuồn phiền sâu sắc và đã sửa chữa hết mọi lỗi lầm của mình. Sau đó ông đã đắc quả A La Hán—Channa, the servant of Prince Siddhartha, the Buddha’s charioteer or driver, one who drove Prince Siddartha from his father’s palace into the forest on the night of his renunciation of the world, where he entered the homeless life to seek salvation for mankind. Chandaka later became a disciple of the Buddha. However, at the First Council, the ighest penalty was passed on him because he had slighted every member of the Order, high and low, and was arrogant in the extreme. The penelty imposed was complete social boycott. When the punishment was announced to Channa, he was seized with profound repentance and grief and was purged of all his weaknesses. Soon after that, he became an Arhat.

20. Thuần Đà—Cunda (skt): Cunda or Chunda (skt)—Còn gọi là Chu Na, Chuẩn Đa, một người thợ rèn trong thành Câu Thi Na, người đã cúng dường bữa cơm cuối cùng cho Đức Phật. Theo Đức Phật thì những ai cúng dường Đức Phật bữa cơm đầu tiên ngay trước khi Ngài thành đạo, hay bữa cơm sau cùng trước khi Ngài nhập Niết Bàn, sẽ được vô lượng công đức—A metal worker (blacksmith) in Kusinagara, who offered the Buddha the last meal to the Buddha (or from whom the Buddha accepted his last meal). According to the Buddha, those who offered the first meal before He became a Buddha and the last meal before He passed away would have the most meritorious merit.

(D) Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác Trong Chúng Tỳ Kheo Ni
Other Famous Disciples in the Nun Order

1. Ma Ha Ba Xà Ba Đề: Mahaprajapati (skt)—Còn gọi là Câu Đàm Di, Kiêu Đáp Di, hay Kiều Đàm Ni, hàng nữ lưu của dòng họ Cù Đàm, tên là Ma Ha Ba Xà Ba Đề, bà là dì, là người chăm sóc, và cũng là kế mẫu của Phật, người đã nuôi nấng ông sau cái chết của mẹ ông (vài ngày sau khi ông đản sanh). Sau khi Vua Tịnh Phạn mất, bà đã nài nỉ Phật cho phép bà gia nhập giáo đoàn, Phật dường như đã không thuận; tuy nhiên, sau vì sự thỉnh cầu của A Nan, nên Ngài chấp thuận với lời tiên đoán rằng cơ cấu Ni chúng sẽ làm pháp Phật giảm thọ từ 500 đến 1000 năm. Bà đã trở thành vị Ni đầu tiên trong giáo đoàn. Trong khi theo Luật Tạng, thì chính bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề đã thuyết phục Đức Phật cho phép bà thành lập giáo đoàn Ni và chính bà đã trở thành Tỳ Kheo Ni đầu tiên. Theo Kinh Pháp Hoa thì bà sẽ thành Phật, hiệu là Ma Ha Bát Thích Xa Bát Để (theo Pháp Hoa Huyền Tán, tiếng Phạn Kiêu Đáp Na có nghĩa là giống “Nhật Trá” giống cam giá hay mía, là tiếng gọi bên họ nội của Đức Phật, là bản vọng của dòng họ Thích Ca)—Gautami, faminine of the patronymic Gautama, the family name of Sakyamuni. Gautami is a name for Mahaprajapati, Siddhartha’s aunt, nurse, and stepmother, by whom he was raised following the death of his mother (a few days after his birth). After the death of King Suddhadona, she requested the Buddha’s consent to the establishment of an order of nuns. The Buddha was seemingly against the request; however, later one of his great disciples named Ananda repeatedly urged the Buddha to consent. He finally consented with a prediction that with the establishment of the order of nuns, period of survival of Buddha’s teaching would shorten from 500 to 1000 years. She was the first nun (abbess) in the Sangha. While according to the Vinaya-Pitaka, Cullavagga, she was responsible for convincing the Buddha to start an ordination lineage for women, and herself became the first Buddhist nun (bhikkhuni). Acording to the Lotus Sutra, she is to become a Buddha, under the title of Sarvasattva-priya-darsana.

2. Tỳ Kheo Ni Thái Hòa: Bhiksuni Khema—Tên của một trong hai vị Ni Trưởng đầu tiên của Phật giáoTỳ Kheo Ni Thái Hòa là một trong những nữ đệ tử xuất chúng mà Đức Phật xem như đệ nhất giữa những vị có trí tuệ lớn trong hàng Tỳ Kheo Ni—Name of one of the two first nuns of Nun Buddhist Order. The Elder Sister Khema was one of the pre-eminent female disciples that the Buddha considered as chief among those of great wisdom in the Order of Nuns.
(I) Cuộc đàm thoại giữa Tỳ Kheo Ni Thái Hòa và vua Ba Tư Nặc—A conversation between Bhiksuni Khema and King Pasenadi: Theo Kinh Tạp A Hàmdanh tiếng của bà như một bậc hiền trí đa văn và đối ứng mẫn tiệp và lanh lợi lan rộng khắp nơi đã lôi cuốn sự chú ý của vua Ba Tư Nặc, người đầu tiên quan tâm về vấn đề siêu hình. Những câu đối đáp của bà trước những câu hỏi của vua Ba Tư Nặc đã khiến nhà vua vô cùng hoan hỷ mà chấp nhận chúng ngay lập tức. Những lời giải thích của bà phù hợp hoàn toàn với những lời giải thích của Đức Phật về cả ngôn từ lẫn ý nghĩa khiến nhà vua rất đỗi ngạc nhiên trước đại trí quảng bác của bà đúng như lời tán thán của Đức Phật. Một ngày nọ, khi đang đi du hành trong xứ Kiều Tát La, bà ghé lại an trú tại Toranavatthu gần thành Xá Vệ (Sravasti). Trong lúc ấyvua Ba Tư Nặc của xứ Kiều Tát La cũng đang du hành đến thành Xá Vệ. Nhà vua ra lệnh cho một người hầu đi tìm cho được một vị Sa môn để ông có thể tới tham kiến. Người hầu đi tìm và trở về thưa rằng sau khi đi quanh quẩn khắp cả vùng ông không tìm được một vị Sa môn hay Bà la môn nào để nhà vua có thể yết kiến, nhưng trên đường về người ấy gặp trưởng lão Ni Thái Hòa, một nữ đệ tử xuất gia của Đức PhậtVua Ba Tư Nặc bèn đi viếng Tỳ Kheo Ni Thái Hòa—According to the Samyutta Nikaya, Khema’s reputation as a widely-learned sage and brilliant talker spread abroad and attracted the attention of King Pasenadi who was deeply concerned about some metaphysical problems. Her answers to King Pasenadi’s question caused him such a delight that he welcomed them immediately. Her explanation, which was in harmony with the Buddha’s both in the spirit and language to the king’s amazement indicated her great wisdom as praised by the Buddha. One day, Elder Sister Khema wandered among the Kosalan villages, took up her residence at Toranavatthu near Sravasti. At the same time, King Pasenadi was also journeying to Sravasti. He ordered his attendant to find out a recluse so that he can wait upon him today. His attendant could not find any recluse for the King to wait upon, but on the way back he saw the Elder Sister Khema, a woman-disciple of the Buddha. So King Pasenadi went to visit Elder Sister Khema.
* Nhà vua hỏi Tỳ Kheo Ni Thái Hòa: “Bạch Ni Sư! Xin cho biết Đức Như Lai có tồn tại sau khi chết chăng?”—The king asked Elder Sister Khema: “Venerable Bhiksuni! Does the Tathagata exist after death?”
Ni sư Thái Hòa đáp: “Tâu đại vương, điều ấy không được Đức Phật tuyên thuyết.”—Bhiksuni Khema responded: “Great King! That is not revealed by the Buddha.”
Vua Ba Tư Nặc hỏi tiếp: “Xin Tỳ Kheo Ni cho biết có phải Đức Như Lai không tồn tại sau khi chết hay không?”—The king asked: “So the Tathagata does not exist after death.”
Tỳ Kheo Ni Thái Hòa đáp: “Tâu đại vương, điều ấy cũng không được Đức Phật tuyên thuyết.”—Bhiksuni Khema responded: “That also, great king, is not revealed by the Buddha.”
* Nhà vua hỏi tiếp: “Như vậy Như Lai vừa tồn tại, vừa không tồn tại sau khi chết?”—The king added: “Then what, Venerable Bhiksuni! Does the Tathagata both exist and no exist after death?”
Tỳ Kheo Ni Thái Hòa đáp: “Tâu đại vương, điều ấy cũng không được Đức Phật tuyên thuyết.”—Bhiksuni Khema responded: “That also, great king, is not revealed by the Buddha.”
* Nhà vua hỏi tiếp: “Vậy thì, thưa Tỳ Kheo NiNhư Lai không tồn tại cũng không không tồn tại sau khi chết?”—The king asked again: “Then, Venerable Bhiksuni, the Tathagata neither exist nor not exist after death.”
Tỳ Kheo Ni Thái Hòa đáp: “Tâu đại vương, điều ấy cũng không được Đức Phật tuyên thuyết.”—Bhiksuni Khema responded: “That also, great king, is not revealed by the Buddha.”
* Nhà vua hỏi tiếp: “Sao lại như vậy thưa Tỳ Kheo Ni? Khi được hỏi ‘Như Lai tồn tại sau khi chết?’ Tỳ Kheo Ni đáp ‘Điều ấy không được Thế Tôn tuyên thuyết,’ và khi ta hỏi những câu khác bà cũng trả lời giống như vậy. Xin Tỳ Kheo Ni cho biết , do nhân gì, do duyên gì, điều ấy không được Đức Thế Tôn tuyên thuyết?’”—The king asked: “How then, Venerable Bhiksu, when asked ‘Does Tathagata exist after death?’ You reply “That is not revealed by the Buddha.” And when I ask other questions, you make the same reply. What is the reason, what is the cause why this thing is not revealed by the Buddha?”
Tỳ Kheo Ni Thái Hòa trả lời: “Tâu đại vương, giờ đây trong vấn đề này, tôi muốn hỏi đại vương. Xin đại vương cứ trả lời cách nào mà đại vương thấy thích hợp. Tâu đại vương, nay đại vương có người tính toán sổ sách nào có thể đếm cát sông Hằng như vậy: có nhiều trăm hạt như vậy, nhiều ngàn hạt như vậy, hoặc nhiều trăm ngàn hạt như vậy… chăng?”
* The king reply: “Venerable Bhiksuni! No, indeed.”—Nhà vua đáp: “Bạch Tỳ Kheo Ni, không thể được.”—Bhiksuni Khema responded: “Now in this matter, great king, I will question you. Do you reply as you think appropriate. Now, great king, have you some accountant able to count the sand of the Ganges thus: there are so many hundred grains or so many thousand or so many hundreds of thousands of grains?”
Tỳ Kheo Ni Thái Hòa lại hỏi tiếp: “Vậy thì đại vương có nhà kế toán nào có thể ước lượng nước trong đại dương như vầy: có nhiều thùng nước như vậy, có nhiều trăm, nhiều ngàn thùng nước như vậy chăng?”—Bhiksuni Khema added: “Then, have you some reckoner able to reckon the water in the mighty ocean thus: ‘There are so many gallons of water, so many hundred, so many hundreds of thousands of gallons of water?’”
* Nhà vua đáp: “Thưa Tỳ Kheo Ni! Quả thật không thể nào được.”—The king replied: “Venerable Bhiksuni! No indeed.”
Tỳ Kheo Ni Thái Hòa hỏi tiếp: “Như vậy là thế nào?”—Bhiksuni Khema asked: “How is that?”
* Nhà vua đáp: “Bạch Tỳ Kheo Ni! Thật mênh mông, sâu thẳm, vô lường, không thể dò tận đáy là đại dương.”—The king replied: “Venerable Bhiksuni! Mighty is the ocean, deep, boundless, unfathomable.”
Tỳ Kheo Ni Thái Hòa nói: “Cũng vậy, tâu đại vương, nếu ta cố tìm định nghĩa Như Lai bằng sắc thân của Ngài thì sắc thân ấy của Như Lai đã được đoạn trừ, được cắt đứt tận gốc rễ, được làm cho giống như khúc thân cây Ta la để nó không thể sinh khởi trong tương lai. Được giải thoát khỏi sự ước lượng bằng sắc thân là đức Như Lai, thật sâu thẳm, vô lượng không thể dò tận đáy, như đại dương là Như Lai. Nói ‘Như Lai tồn tại sau khi chết’ cũng không phù hợp. Nói ‘Như Lai không tồn tại sau khi chết’ cũng không phù hợp. Nếu ta cố định nghĩa Như Lai bằng cảm thọ, tưởng, hành, thức… thì cảm thọ ấy của Như Lai đã được đoạn trừ… ‘Được giải thoát khỏi sự ước lượng bằng thọ, tưởng, hành, thức là Như Lai; thật sâu thẳm, vô lượng, không thể dò tận đáy, như đại dương là Như Lai.”—Bhiksuni Khema added: “Even so, gat king, if one should try to define the Tathagata by his body form, that form of the Tathagata is abandoned, cut down to the root, made like a palm-tree stump so that it cannot spring up again in the future. Set free from reckoning as body is the Tathagata. Deep, boundless, unfathomable, just like the mighty ocean is the Tathagata. To say: “The Tathagata exists after death” does not apply. To say “the Tathagata does not exist after death” does not apply… If one should try to define the Tathagata by feeling, by perception… by consciousness, that feeling of the Tathagata is abandoned, … set free from reckoning by feeling, by perception, activities, consciousness is the Tathagata, deep, boundless, unfathomable like the mighty ocean…”
Vua Ba Tư Nặc rất hoan hỷ trước những lời giải thích của Tỳ Kheo Ni Thái Hòa—Hearing this explanation, King Pasenadi of Kosala was so delighted with words of Venerable Bhiksuni Khema.
(II) Sự xác nhận của Đức Phật—Confirmation from the Buddha: Cũng theo Kinh Tạp A Hàm, vào một dịp vua Ba Tư Nặc đến thăm Đức Phật, nhà vua cũng hỏi những câu hỏi mà vua đã hõi Tỳ Kheo Ni Thái Hòa lúc trước—Also according to the Samyutta Nikaya, on one occasion, King Pasenadi went to visit the Buddha and asked the same questions that he had asked Bhiksuni Khema long ago.
Vua Ba Tư Nặc hỏi Đức Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, xin Ngài cho biết Như Lai có tồn tại sau khi chết hay không?”—King Pasenadi asked the Buddha: “Pray Lord, does the Tathagata exist after death?”
Đức Phật đáp: “Thưa đại vương, điều này không được Ta tuyên thuyết.”—The Buddha replied: “Great king, this matter is not revealed by me.”
* The king asked: “Then, Lord, the Tathagata does not exist after death?”—Vua Ba Tư Nặc lại hỏi Đức Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, xin Ngài cho biết Như Lai không tồn tại sau khi chết hay không?”
Đức Phật lại đáp: “Thưa đại vương, điều này cũng không được Ta tuyên thuyết.”—The Buddha replied: “Great king, that also is not revealed by me.”
* Rồi sau đó vua Ba Tư Nặc hỏi những câu hỏi khác mà ông đã hỏi Tỳ Kheo Ni Thái Hòa trước đây và được trả lời cũng y như trước—The king then asked the other questions that he had asked Bhiksuni Khema and got the same reply exactly as before.
* Nhà vua nói với Đức Phật: “Bạch Đức Thế Tôn! Thật kỳ diệu thay! Thật hy hữu thay! Bạch Thế Tôn là cách giảng của bậc Đạo Sư và đệ tử về ý nghĩa và văn cú đều tương đồng, đều hòa điệu, không đối nghịch nhau trong mọi ngôn từ về điều tối thượng này. Bạch Đức Thế Tôn, có một thời con đến viếng Tỳ Kheo Ni Thái Hòa và đã hỏi bà ý nghĩa của vấn đề này, Tỳ Kheo Ni Thái Hòa đã cho con biết ý nghĩa này đúng y về ngôn từvăn cú và ý nghĩa mà Thế Tôn đã giảng hôm nay. Thật kỳ diệu thay! Thật hy hữu thay! Bạch Đức Thế Tôn!”—The king said to the Buddha: “Wonderful, Lord! Marvellous it is, Lord, how explanation both of Master and disciple, both in spirit and letter, will agree, will harmonize, will not be inconsistent, that is, in any word about the highest. Once, Lord, I went to visit Bhiksuni Khema and asked her the meaning of this matter, and she gave me the meaning in the very words, in the very sentences used bu the Lord. Wonderful, Lord! Marvellous it is, Lord!”
* Đoạn vua Ba Tư Nặc từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lể Đức Thế Tôn về bên phải rồi ra đi: Then King Pasenadi rose from his seat, saluted the Lord by the right side and went away.

3. Bạt Đà Nhã Đà La: Bhadrapada (skt)—Tên của vị Tỳ Kheo Ni tự biết cái mệnh quá khứ của mình nên khi gặp Phật là thành đạo—Name of a bhiksuni, a female disciple of Sakyamuni Buddha, who knows her past lives, and becomes enlightened after meeting the Buddha.

(E) Những đại đệ tử tại gia nam
Chief Upasakas of the Buddha

I. Vua A Xà Thế: See Chapter 17.
II. Vua Ba Tư Nặc: Prasenajit (skt) Pasenadi (p)—See Chapter 17.
III. Bình Sa Vương: Bimbisara (skt)—See Chapter 17.
IV. Cấp Cô Độc: Đại bố thí là Tu Đạt Cấp Cô Độc—Great alms-giver is Sudatta—See Chapter 17.
V. Citta: Đứng đầu về thuyết pháp là Citta tại thành Macchikasanda—Great Dharma-teacher is Citta of Macchikasanda.
VI. Hatthaka: Đứng đầu về Tứ Nhiếp Pháp là Hatthaka ở Alavi: Great in four ways of leading human beings to emancipation is Hatthaka of Alavi.
VII. Kokika: Yasas’ Parents—Cha mẹ của Da Xá—Buddha’s First Lay Disciples—Tín đồ tại gia đầu tiên của Đức Phật—Sau khi Đức Phật nhận Da Xá làm đệ tử thứ sáu, thì song thân của Da Xá, ông bà Kokika, thuộc gia đình vọng tộc trong thành Ca Thi, đến đảnh lễ tạ ơn Đức Phật và trở thành nam và nữ đệ tử tại gia đầu tiên của Đức Phật—After the Buddha accepted Yasas as his sixth disciple, Yasas’ parents whose named Kokika, eminent people in Kasi city. They came to convey their gratitude to the Buddha and took refuge in the Buddha and became the first lay male and female disciples of the Buddha (upasaka and Upasika).
VIII. Y sĩ Jivaka: Được mọi người yêu mến là y sĩ Jivaka—Who is liked by people is Jivaka, the physician.
IX. Sura Ambattha: Đứng đầu bất thối tín là Sura Ambattha—Great in unwavering faith is Sura Ambattha.
X. Uggata: Đứng đầu về hộ trì giáo đoàn là Uggata—Great in waiting on the Order is Uggata.
XI. Duy ma Cật—Vimalakirti (skt): Tịnh Danh—Pure Name.
(A) Tóm lược về nhân vật Duy Ma Cật—A summary on Vimalakirti: Duy Ma cật là đệ tử của Phật tại thành Tỳ Xá Lê, nước Lichavi, một nước Cộng Hòa ở miền bắc Ấn Độ. Người ta nói ông cùng thời với Đức Phật, và đã từng viếng Trung Quốc. Một vị cư sĩ tại gia vào thời Đức Phật còn tại thế, là một Phật tử xuất sắc về triết lý nhà Phật. Nhiều câu hỏi và trả lời giữa Duy Ma Cật và Phật vẫn còn được ghi lại trong Kinh Duy Ma—Vimalakirti, a native of Vaisali, capital city of Licchavi (name of the tribe and republican state in northern India) and a disciple of sakyamuni, said to have been a contemporary of Sakyamuni, and to have visited China. A layman of Buddha’s time who was excellent in Buddhist philosophy. Many questions and answers between Vimalakirti and the Buddha are recorded in the Vimalakirti-nirdesa.
(B) Duy Ma Cật theo truyền thuyết Phật giáo—Vimalakirti according to the Buddhist legends:
1) Vào thời Đức Phật còn tại thế, trong thành Tỳ Xá Ly có ông trưởng giả tên là Duy Ma Cật, đã từng cúng dường vô lượng các Đức Phật, sâu trồng cội lành, đặng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Sức biện tài vô ngại của ông đã khiến ông có khả năng du hí thần thông. Ông đã chứng các môn tổng trì, đặng sức vô úyhàng phục ma oán, thấu rõ pháp môn thâm diệu, khéo nơi trí độthông đạt các pháp phương tiệnthành tựu đại nguyện. Ông biết rõ tâm chúng sanh đến đâu, hay phân biệt các căn lợi độn, ở lâu trong Phật đạo, lòng đã thuần thụcquyết định nơi Đại Thừa. Những hành vi đều khéo suy lường, giữ gìn đúng oai nghi của Phật, lòng rộng như bể cả. Chư Phật đều khen ngợi, hàng đệ tửĐế ThíchPhạm Vương, vua ở thế gianvân vân thảy đều kính trọng: At the time of the Buddha, in the great town of Vaisai there was an elder called Vimalakirti who had made offerings to countless Buddhas and had deeply planted all good roots, thereby achieving the patient endurance of the uncreate. His Unhindered power of speech enabled him to roam everywhere using his supernatural powers to teach others. He had achieved absolute control over good and evil influences (dharani) thereby realizing fearlessness. So he overcame all passions and demons, entered all profound Dharma-doors to enlightenment, excelled in Wisdom perfection (prajna-paramita) and was well versed in all expedient methods (upaya) of teaching, thereby fulfilling all great Bodhisatva vows. He knew very well the mental propensities of livifng beings and could distinguish their various (spiritual) roots. For along time he had trodden the Buddha-path and his mind was spotless. Since he understood Mahayana, all his actions were based on right thinking. While dwelling in the Buddha’s awe-inspiring majesty, his mind was extensive like the great ocean. He was praised by all Buddhas and revered by Indra, Brahma, and worldly kings.
2) Vì muốn độ người, nên ông dùng phương tiện khéo thị hiện làm thân trưởng giả ở thành Tỳ Xá Ly, có của cải nhiều vô lượng để nhiếp độ các hạng dân nghèo; giữ giới thanh tịnh để nhiếp độ những kẻ phá giới; dùng hạnh điều hòa nhẫn nhục để nhiếp độ các người giận dữ; dùng đại tinh tấn để nhiếp độ những kẻ biếng nhác; dùng nhất tâm thiền định để nhiếp độ những kẻ tâm ý tán loạn; dùng trí tuệ quyết định để nhiếp độ những kẻ vô trí; tuy làm người bạch y cư sĩ mà giữ gìn giới hạnh thanh tịnh của Sa Môn. Tuy ở tại gia mà không đắm nhiễm ba cõi. Tuy thị hiện có vợ con, nhưng thường tu phạm hạnh. Dù có quyến thuộc, nhưng ưa sự xa lìa. Dù có đồ quý báu, mà dùng tướng tốt để nghiêm thân. Dù có uống ăn mà dùng thiền duyệt làm mùi vị. Nếu khi đến chỗ cờ bạc, hát xướng thì ông lợi dụng cơ hội để độ người. Dù thọ các pháp ngoại đạo nhưng chẳng tổn hại lòng chánh tín. Tuy hiểu rõ sách thế tục mà thường ưa Phật pháp, được tất cả mọi người cung kính. Nắm giữ chánh pháp để nhiếp độ kẻ lớn người nhỏ. Tất cả những việc trị sanh, buôn bán làm ăn hùn hợp, dù được lời lãi của đời, nhưng chẳng lấy đó làm vui mừng. Dạo chơi nơi ngã tư đường cái để lợi ích chúng sanh. Vào việc trị chánh để cứu giúp tất cả. Đến chỗ giảng luận dẫn dạy cho pháp Đại Thừa. Vào nơi học đường dạy dỗ cho kẻ đồng mông. Vào chỗ dâm dục để chỉ bày sự hại của dâm dục. Vào quán rượu mà hay lập chí. Nếu ở trong hàng trưởng giả, là bực tôn quý trong hàng trưởng giả, giảng nói các pháp thù thắng. Nếu ở trong hàng cư sĩ, là bậc tôn quý trong hàng cư sĩ, dứt trừ lòng tham đắm cho họ. Nếu ở trong dòng Sát Đế Lợi, là bậc tôn quý trong dòng Sát Đế Lợidạy bảo cho sự nhẫn nhục. Nếu ở trong dòng Bà La Môn, là bực tôn quý trong dòng Bà La Môn, khéo trừ lòng ngã mạn của họ. Nếu ở nơi Đại thần là bực tôn quý trong hàng Đại thần, dùng chánh pháp để dạy dỗ. Nếu ở trong hàng Vương tử, là bực tôn quý trong hàng Vương tử, chỉ dạy cho lòng trung hiếu. Nếu ở nơi nội quan, là bực tôn quý trong hàng nội quan, khéo dạy dỗ các hàng cung nữ. Nếu ở nơi thứ dân, là bực tôn quý trong hàng thứ dânchỉ bảo làm việc phước đức. Nếu ở nơi trời Phạm Thiên, là bực tôn quý trong Phạm Thiêndạy bảo cho trí tuệ thù thắng. Nếu ở nơi trời Đế Thích, là bực tôn quý trong Đế Thích, chỉ bày cho pháp vô thường. Nếu ở nơi trời Tứ Thiên Vương hộ thế, là bực tôn quý trong Tứ thiên vương hộ thế, hằng ủng hộ chúng sanhTrưởng giả Duy Ma Cật dùng cả thảy vô lượng phương tiện như thế làm cho chúng sanh đều được lợi ích: As he was set on saving men, he expediently stayed at Vaisali for this purpose. He used his unlimited wealth to aid the poor; he kept all the rules of morality and discipline to correct those breaking the precepts; he used his great patience to teach those giving rise to anger and hate; he taught zeal and devotion to those who were remiss; he used serenity to check stirring thoughts; and employed decisive wisdom to defeat ignorance. Although wearing white clothes (of the laity) he observed all the rules of the Sangha. Although a layman, he was free from all attachments to the three worlds (of desire, form and beyond form). Although he was married and had children, he was diligent in his practice of pure living. Although a householder, he delighted in keeping from domestic establishments. Although he ate and drank (like others), he delighted in tasting the flavour of mediation. When entering a gambling house he always tried to teach and deliver people there. He received heretics but never strayed from the right faith. Though he knew worldly classics, he always took joy in the Buddha Dharma. He was revered by all who met him. He upheld the right Dharma and taught it to old and young people. Although occasionally he realized some profit in his worldly activities, he was not happy about these earnings. While walking in the street he never failed to convert others (to the Dharma). When he entered a government office, he always protected others (from injustice). When joining a symposium he led others to the Mahayana. When visiting a school he enlightened the students. When entering a house of prostitution he revealed the sin of sexual intercourse. When going to a tavern, he stuck to his determination (to abstain from drinking). When amongst elders he was the most revered for he taught them the exalted Dharma. When amongst upasakas he was the most respected for he taught them how to wipe out all desires and attachments. When amongst those of the ruling class, he was the most revered for he taught them forbearance. When amongst Brahmins, he was the most revered for he taught them how to conquer pride and prejudice. When amongst government officials he was the most revered for he taught them correct law. When amongst princes, he was the most revered for he taught them loyalty and filial piety. When in the inner palaces, he was the most revered for he converted all maids of honour there. When amongst common people, he was the most revered for he urged them to cultivate all meritorious virtues. When amongst Brahma-devas, he was the most revered for he urged the gods to realize the Buddha wisdom. When amongst Sakras and Indras, he was the most revered for he revealed to them the impermanence (of all things). When amongst lokapalas, he was the most revered for he protected all living beings. Thus Vimalakirti used countless expedient methods (upaya) to teach for the benefit of living beings.
(C) Ma Cật Tử Sở Vấn Kinh—Vimalakirtinirdesa-Sutra (skt): Vimalakirti-nirdesa (skt)—Đại Thừa Đảnh Vương Kinh—Duy Đại Phương Đẳng Đảnh Vương Kinh—Kinh Duy Ma Cật.
1) Những thuyết giảng của Vimalakirti, văn bản quan trọng của Phật giáo Đại thừa, có từ khoảng thế kỷ thứ II sau Tây lịch. Duy Ma Cật là một thương nhân giàu có, một môn đồ của Phật, đã thành công trên đường Bồ Tát tuy vẫn sống trong thế gian. Kinh nầy được nhiều người nhắc tới vì nó nhấn mạnh vào sự bình đẳng về giá trị thiên hướng thế tục và thiên hướng tu hànhKinh Duy Ma Cật hay Duy Ma Cật Sở Vấn Kinh, những triết lý được viết tại Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ nhất, gồm những cuộc đối thoại giữa những nhân vật nổi tiếng trong Phật giáo và cư sĩ Duy Ma Cật. Có người nói Kinh nầy chứa đựng những cuộc đối thoại giữa Đức Phật Thích Ca và các cư dân của thành Tỳ Xá Lê. Kinh được dịch ra Hoa ngữ lần đầu bởi ngài Cưu Ma La Thập, và sau đó bởi ngài Huyền Trang: Discourse of Vimalakirti, important work of Mahayana Buddhism, composed about the 2nd century AD. Vimalakirti , a rich adherent of the Buddha, who lived in the midst of worldly life yet treads the path of the Bodhisattva. The popularity of this sutra is due to its stress on the equal value of the lay life and the monastic life. The Vimalakirti Sutra is a philosophic dramatic discourse written in India about the first century A.D. which contains conversations between famous Buddhist figures and the humble householder Vimalakirti. Some said this sutra is an apocryphal account of conversations between Sakyamuni and some residents of Vaisali. It was first translated into Chinese by Kumarajiva, and later by Hsuan-Tsang.
2) Một trong những bộ kinh phổ thông nhất trong Phật giáo Đại Thừađặc biệt là tại vùng Đông Á. Cốt lõi của kinh là cuộc pháp đàm giữa Bồ Tát tại gia Duy Ma Cật và Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, tập trung vào “trí tuệ ba la mật.” Kinh bắt đầu khi Đức Phật nhận biết rằng Duy Ma Cật giả vờ bệnh, và Ngài hỏi một số đệ tử xem coi ai sẽ đi thăm bệnh Duy Ma CậtTuy nhiên đệ tử của Ngài từng người một đều thú nhận rằng họ sợ trí tuệ vĩ đại của Duy Ma CậtCuối cùng thì Bồ Tát Văn Thù nhận đi và những đệ tử khác cũng tháp tùng đi theo để tham dự vào cuộc pháp thoại giữa hai vị đại Bồ Tát. Tuyệt điểm của kinh ở chỗ khi ba mươi mốt vị Bồ Tát trả lời câu hỏi làm thế nào để một vị Bồ Tát nhập vào“pháp môn bất nhị.” Mỗi câu trả lời theo thứ tự càng ngày càng cao hơn, nhưng tất cả đều còn vướng mắc vào nhị nguyênCuối cùng ngài Văn Thù phát biểu rõ ràng về pháp môn bất nhị, nhưng đến phiên Duy Ma Cật thì ông không nói một lời nào. Kinh này đặc biệt phổ biến vì nhân vật chính trong kinh là một người tại gia có gia đình đã vận dụng vượt qua những nhân vật khác về trí tuệ ba la mậtKinh Duy Ma Cật là một bộ kinh Đại thừa quan trọng, đặc biệt cho Thiền phái và một số đệ tử trường phái Tịnh Độ. Nhân vật chính trong kinh là Ngài Duy Ma Cật, một cư sĩ mà trí tuệ và biện tài tương đương với rất nhiều Bồ Tát. Trong kinh nầy, Ngài đã giảng về Tánh Không và Bất Nhị. Khi được Ngài Văn Thù hỏi về Pháp Môn Bất Nhị thì Ngài giữ im lặngKinh Duy Ma Cật nhấn mạnh chỗ bản chất thật của chư pháp vượt ra ngoài khái niệm được ghi lại bằng lời. Kinh được Ngài Cưu Ma La Thập dịch sang Hán tự: One of the most popular Mahayana sutras, particularly in East Asia. Its core is a dharma discourse between the lay Bodhisattva Vimalakirti and Manjusri, which focuses ont the “perfection of wisdom.” The sutra begins when the Buddha perceives that Vimalakirti is pretending to be sick, and so he asks a number of his disciples to go and inquire after his health. However, one by one the confess that they are intimidated by Vimalakirti’s great wisdom. Finally Manjusri agrees to pay a visit, and all of other disciples follow along in participation in a dharma dialogue between the two great Bodhisattvas. The climax of the sutra comes when thirty-one Bodhisattvas give their respective answers to the question of how a Bodhisattva enters “the dharma-door of non-duality.” Each successive answer is more sophisticated than the one preceeding it, but each exhibits some lingering attachment to duality. Finally Manjusri enunciates what appears to the last word, but when he turns to Vimalakirti for his response, he answers by saying nothing. The sutra is particular popular because its central character is a layman with a family who manages to surpass all of the other characters in his grasp of the perfection of wisdom. The Vimalakirti Sutra, a key Mahayana Sutra particularly with Zen and with some Pure Land followers. The main protagonist is a layman named Vimalakirti who is equal of many Bodhisattvas in wisdom and eloquence. He explained the teaching of “Emptiness” in terms of non-duality. When asked by Manjusri to define the non-dual truth, Vimalakirti simply remained silent. The sutra emphasized on real practice “The true nature of things is beyond the limiting concepts imposed by words.” The sutra was translated into Chinese by Kumarajiva.

** For more information, please see Chapters 12, 13, 17, and 18.

(F) Những đại đệ tử tại gia nữ
Chief Upasikas of the Buddha

1. Katiyani: Đứng đầu về bất thối tín là Katiyani—Great unwavering faith is Katiyani.
2. Khujjuttara: Đứng đầu về kiến thức là Khujjuttara—Great wide knowledge is Khujjuttara.
3. Kisa Gautami (skt): Kisa Gautami là tên của một thiếu nữ thuộc hàng thế gia vọng tộc, kết hôn với một thương gia giàu có. Đến khi con trai của bà lên một tuổi, thì nó đột nhiên phát bệnh mà qua đời. Vì quá buồn khổ nên bà Kisa Gautami mang xác đứa con trên tay đi hết nhà này qua nhà khác hỏi xem người ta có biết thuốc gì cứu sống con bà hay không. Dĩ nhiên là không ai có thể giúp bà được cả. Cuối cùng, bà gặp được một vị đệ tử của Đức Phật, người đã khuyên bà nên đến gặp Phật. Khi bà mang xác con đến gặp Phật và kể cho Đức Phật nghe câu chuyện buồn của bà, Đức Phật lắng nghe với tất lòng bi mẫnĐức Phật muốn bà phải nhận ra khổ đau là một sự kiện thật của đời sống mà không ai có thể tránh được nên Ngài bèn bảo bà: “Có một cách giải quyết vấn đề. Bà đi tìm cho ta năm hạt cải từ những gia đình chưa có người chết.” Nghe xong Kisa Gautami bèn ra đi tìm hạt cải từ những gia đình không có người chết, nhưng thất bại vì gia đình nào bà đến gặp cũng đều đã có người chết. Cuối cùng bà hiểu ra rằng Đức Phật muốn tự bà tìm ra – Cái chết đến với tất cả mọi ngườiChấp nhận cái chết là một sự kiện không tránh khỏi trong đời sống nên bà không còn buồn khổ nữa. Bà liền chôn cất con, sau đó bà trở lại gặp và xin quy-y Phật—Kisa Gautami was a young woman from a rich family who was married a wealthy merchant. When her only son was about a year old, he suddenly fell ill and died. Overwhelmed with grief, Kisa Gautami took the dead child in her arms and went from house to house asking people if they knew of a medicine that could restore her child’s life. Of course no one was able to help her. Finally, she met a follower of the Buddha, who advised her to see the Buddha. When she carried the dead child to the Buddha and told him her sad story, he listened with patience and compassion. The Buddha wanted her to recognize that suffering is a fact of life and that no one can avoid it. He said to her, “There is only one way to solve your problem. Go and get me five mustard seeds from any family in which there has never been a death.” Kisa Gautami set off to look for such a household but without success. Every family she visited had experienced the death of one person or another. At last, she understood what the Buddha had wanted her to find out for herself – that death comes to all. Accepting the fact that death is inevitable, she no longer grieved. She took the child’s body away and later returned to the Buddha to become one of his followers.
4. Liên Hoa SắcĐứng đầu về hộ trì giáo đoàn là Lộc Mẫu—Great waiting on the Order is Visaka, Migara’s mother—Visakha gốc người miền bắc Ấn Độ, một nữ thí chủ đầy lòng hảo tâm, là con gái của nhà triệu phú Dhananjaya. Người ta kể rằng với trí tuệ và lòng nhẫn nhục, bà đã từ từ chuyển hóa tất cả dòng họ bên chồng trở thành một gia đình Phật tử đầy an vui hạnh phúc. Bà luôn luôn để bát cho chư Tăng tại nhà. Trưa và chiều bà thường đến chùa nghe pháp và xem các sư cần dùng vật chi thì bà giúp. Bà thật giàu lòng bố thí cúng dường và tận tình hộ trì chư Tăng. Bà Visakha đã đóng góp một phần quan trọng trong nhiều lãnh vực khác nhau có liên quan đến Phật sự. Đôi khi Đức Phật sai bà đi giảng hòa những mối bất đồng giữa các Tỳ Kheo Ni. Cũng có lúc bà thỉnh cầu Đức Phật ban hành một vài giới cho chư vị Tỳ Kheo Ni. Do đức độ đại lượng, bà được xem là người tín nữ có công đức nhiều nhất trong các Phật sự và cũng là vị thí chủ quan trọng nhất của phái nữ thời Đức Phật. Do phẩm hạnh trang nghiêmtư cách thanh nhãthái độ phong lưu tế nhịngôn ngữ lễ độ khôn khéo, biết vâng lời và tôn kính các bậc trưởng thượngquảng đại bác ái đối với người kém may mắn, tánh tình lịch duyệt, hiếu khách và đạo tâm nhiệt thành, bà được lòng tất cả những người bà gặp. Đức Phật đã tuyên bố Visakha là vị hộ trì Tăng đoàn vào bậc nhất. Khi nàng mới lên 7 tuổi, Đức Phật tình cờ đến viếng nơi nàng sanh ra. Từ đó nàng luôn cảm thấy hạnh phúc khi nghe giáo pháp của Phật. Khi lớn lên, nàng kết hôn với con trai của một phú ông trong thành Xá Vệ. Nàng cúng dường chư Tăng Ni hằng ngày khi họ đến nhà nàng. Vào buổi sáng, nàng thăm viếng tự viện và lo lắng cho chư Tăng Ni, cũng như nghe pháp. Một ngày nọ, nàng đội một chiếc khăn thật đẹp đến tịnh xá. Vì tôn kính Đức Như Lai nên nàng lấy khăn xuống và trao cho người đầy tớ, nhưng người này lại quên không cất giữ chiếc khăn. Ngài A Nan thấy chiếc khăn bèn chỉ cho Đức PhậtĐức Phật bảo A Nan nên cất dùm rồi đưa lại cho nàng. Khi Visakha biết ngài A Nan đang cất giữ dùm chiếc khăn, nàng quyết định không lấy khăn lại mà bán nó để lo cho Tăng đoànĐức Phật yêu cầu nàng xây một tịnh xá phía Tây thành Xá Vệ với tiền bán được chiếc khăn đắc tiền ấy. Tịnh xá mà nàng xây trở nên nổi tiếng. Visakha là bậc nhất trong số cá vị nữ thí chủ đệ tử tại gia của Đức Phật. Là một Phật tử thuần thành, nàng giữ một vai trò quan trọng trong các công việc tại tịnh xá của chư Tăng Ni, và thỉnh thoảng nàng có thỉnh ý Đức Phật về những tranh cãi giữa chư Ni trong tịnh xáMột lần nọ bà đến hầu Đức Phật và thỉnh nguyện tám điều—Viasakha, A native of northern India, daughter of millionaire Dhananjaya, a generous upasika. It is said that with her wisdom and patience, she gradualy suceeded in coverting her husband’s household to a happy Buddhist home. She gave alms to the Sangha at her own house everyday. She visited the monastery on a daily basis to minister the needs of the Sangha and hear sermons from the Buddha. Being a lady of many parts, Visakha played an important role in various activities connected with the sangha. At times she was deputed by the Buddha to settle disputes arose amongst Bhikkhunis. Some Vinaya rules were also laid down for Bhikkhunis owing to her intervention. Owing to her magnimity she was regarded as the chief benefactress of the doctrine and the greatest female supporter of the Buddha. By her dignified conduct, graceful deportment, refined manners, courteous speech, obedience and reverence to elders, compassion to those who are less fortunate, kind hospitality, and religious zeal, she won the hearts of all who knew her. She was so generous and so serviceable to the Sangha that once she approached the Buddha and asked the following eight boons. Visakha was declared by the Buddha to be foremost among those who had devoted their services to the Order. When she was seven years old, the Buddha happened to visit the place of her birth. Since then, she was always happy to hear the teachings of the Buddha. When she grew up, she married the son of a wealthy man in Savatthi. She offered daily alms to the monks and nuns when they came to her house. In the morning and afternoon, she visited the monastery to care for the needs of the monks and nuns, as well as listen to the sermons of the Buddha. One day, she happened to visit the monastery wearing a very costly headdress. Out of respect for the Buddha, she removed it before him and handed it over to a servant, who forgot to take it with him. Ananda found it and showed it to the Buddha who asked him to keep it for her. When Visakha came to know that it was with Ananda, she decided not to take it back but to sell it for the benefit of the Order. The Buddha asked her to build a monastery in the eastern part of Savatthi with the money from the sale. The monastery she built became very famous. Visakha was outstanding among the women lay followers. Being a devout lay follower, she played an important role in the affairs of the Order of Nuns, and from time to time, she was asked by the Buddha to sort out disputes among the nuns: :
i) Xin trọn đời được dâng y cho chư Tăng nhập hạ: To give robes to the Sangha during the rainy season as long as she lived.
ii) Xin để bát cho những vị đến thành Savathi: To provide alms for the moks coming to Savatthi.
iii) Xin để bát cho những vị rời thành Savatthi: To provide alms for those going out of Savatthi.
iv) Xin dâng thực phẩm đến những vị sư đau ốm: To give food for sick monks.
v) Xin dâng thực phẩm đến những vị ra công chăm sóc các vị sư đau ốm: To give ood for those who attend on the sick.
vi) Xin dâng thuốc men đến những vị sư đau ốm: To give medicine for the sick monks.
vii) Xin dâng lúa mạch đến cho chư Tăng: To give rice-gruel for monks.
viii)Xin dâng y tắm đến cho chư Ni: To give bathing garmens for nuns.
5. Nan Đà: Một người đàn bà nghèo cũng tên Nan Đà, dùng hết gia tài một đồng tiền mua dầu đốt đèn cúng Phật—A poor woman who used the only penny she had (could only offer a cash) to buy oil for a lamp to Buddha.
6. Samavati: Từ bi bậc nhất là Samavati—Who lived in kindliness is Samavati.
7. Sujata: Tu Già Đa—Thiện sanh—Đệ tử nữ tại gia đầu tiên là Sujata—First who took refuge in the Buddha’s teaching is Sujata—See Chapter 17.
8. Uttara: Đứng đầu về thiền định là Uttara—Great meditative powers is Uttara.
9. Yuyeh (skt): Ngọc Gia—See Chapter 17.Sujata (skt)
** For more information, please see Chapters 12, 13, 17, and 18.

Phật Ngôn—The Buddha’s teachings:

Như từ đống hoa có thể làm nên nhiều tràng hoa, từ nơi thân người có thể tạo nên nhiều việc thiện—As from a heap of flowers many a garland is made, even so many good deeds should be done by one born to the mortal lot (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 53).

Mùi hương của các thứ hoa, dù là hoa chiên đàn, hoa đa già la, hay hoa mạt ly đều không thể bay ngược gió, chỉ có mùi hương đức hạnh của người chân chính, tuy ngược gió vẫn bay khắp cả muôn phương—The scent of flowers does not blow against the wind, nor does the fragrance of sandalwood and jasmine, but the fragrance of the virtuous blows against the wind; the virtuous man pervades every direction (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 54).

THIỆN PHÚC
PHẬT PHÁP CĂN BẢN
BASIC BUDDHIST DOCTRINES
VIỆT-ANH VIETNAMESE-ENGLISH
Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại – Oversea Vietnamese Buddhism 2009
VOLUME I