20799553_1443629395724280_2310094633482641220_n

Đạo Sư Kim Cương và Quán Đỉnh

Ở Tây Tạngmọi người nhìn chung hiểu đạo sư kim cương [hay Kim Cương Thượng Sư] và quán đỉnh là gì. Tuy vậy, nhiều hành giả cư sĩ ở nơi khác được cung cấp thông tin sai lầm nghiêm trọng về hai chủ đề này. Không biết cách thức đúng đắn, họ mù quáng đi theo vài vị thầy Kim Cương thừa và thọ nhận quán đỉnh một cách bừa bãihiện tượng tương đối phổ biến này dẫn đến những kết quả không có lợi.

Hai vấn đề chính yếu là: thứ nhất, nó gây ra những chướng ngại nghiêm trọng với các môn đồ Kim Cương thừa trong thực hành cá nhân của họ; thứ hai, nó tác động tiêu cực đến toàn bộ Phật giáo Tây Tạng và Kim Cương thừa, khiến cho mọi người từ các tầng lớp khác nhau trong xã hộiPhật tử hay không, hiểu sai về Phật giáo Tây TạngVì vậychúng ta cần đề cập đến hai chủ đề này.

ĐẠO SƯ KIM CƯƠNG

Đầu tiên, liệu có phải những tu sĩ từ Tây Tạngđắp y nâu sẫm, đều đủ phẩm tính để trở thành đạo sư kim cương? Liệu danh hiệu Rinpoche[1] hay Khenpo[2] có tự động khiến họ trở thành một đạo sư kim cương? Không nhất thiết! Vậy thì kiểu người nào đủ phẩm tính là một đạo sư kim cương? Những điều kiện tiên quyết của một đạo sư Kinh thừa trong truyền thống Nguyên Thủy Theravada và Đại thừa Mahayana là gì?

Vài người có thể nghĩ rằng họ không cần biết các tiêu chuẩn này bởi bản thân họ sẽ không trở thành những đạo sư kim cương. Bạn có thể không trở thành một đạo sư kim cương một ngày nào đó, nhưng bạn sẽ trở thành một đệ tử của ai đó và khi ấy, bạn cần lựa chọn một đạo sư kim cương chân chính.

Lý do cần phải lựa chọn những đạo sư một cách cẩn thận

Thiết lập một mối quan hệ đệ tử-đạo sư là một bước vô cùng quan trọng với những người mới nhập môn về thực hành Phật giáoThời gian quý báu sẽ bị lãng phí nếu bạn lạc lối bởi xem ai đó là một đạo sư một cách không đúng đắnCuộc đời vốn đã ngắn ngủi. Gặp gỡ Giáo Pháp trong khoảng thời gian ngắn ngủi này cũng thật khó; gặp gỡ một đạo sư kim cương thực sự xứng đáng thì còn khó hơn; có thể noi theo đạo sư kim cương và thực hành Giáo Pháp một cách đúng đắn sau đó thì cực kỳ khó khăn. Như bạn có thể thấy, người ta có thể gặp phải vô vàn khó khăn trong quá trình tìm kiếm Giáo Pháp chân chính. Dẫu vậy, nếu người ta mong muốn nghiên cứu Phật Pháp, họ cần học hỏi những giáo lý đúng đắn và đi theo con đường đúng đắn.

Phật giáo giống như siêu thị cung cấp rất nhiều thứ. Mật điển Guhyagarbha[3] của truyền thống Nyingma tuyên bố rằng Phật giáo có thể được chia thành năm thừa (Yana): Nhân và Thiên thừa (thừa của những vị tìm kiếm may mắn và hỷ lạc trong cõi người và trời, lần lượt), Thanh Văn thừaDuyên Giác thừaBồ Tát thừa và Kim Cương thừa. Dù người ta tìm cách để thực hành Giáo Pháp như thế nào, các kiểu thực hành khác nhau có thể được tìm thấy để phù hợp với mong ước của mỗi người. Như trong siêu thị, nơi mà người ta thoải mái lựa chọn, có nhiều cấp độ thực hành khác nhau trong Phật giáo, từ thế tục đến thù thắngcho đến tận Đại Viên Mãn vô song, sẵn có để lựa chọn tùy theo ý muốn của mỗi người. Mặc dù mong ước của chư Phật và Bồ Tát là tất cả đều thực hành vì sự thành tựu giải thoát thay vì lợi lạc thế gian, đó chỉ là một mong ước về phía chư vị. Chư vị sẽ không ép buộc tất cả thực hành Kim Cương thừa, cũng không Đại thừa hay Nguyên Thủy Theravada vì lý do đó, bởi hữu tình chúng sinh khác nhau về căn cơ. Liệu một phương pháp có đủ để đưa tất cả thoát khỏi luân hồiHiển nhiên là không. Chính vì lý do này, Đức Phật đã chuyển Pháp luân ba lần và trao truyền tám vạn bốn nghìn giáo lý. Sẽ chẳng cần tất cả những giáo lý này nếu chỉ một phương pháp có đủ năng lực diệu kỳ.

Nhân gian Phật giáo được khởi xướng bởi Thái Hư Đại Sư (1889-1947) cũng không phải là mẫu mực của tất cả giáo lý Phật giáo. Nó ủng hộ việc thành lập các tổ chức từ thiện vì lợi ích xã hội, cứu động vật hay giúp đỡ người nghèo giải quyết các vấn đề gặp phải trong đời sống hàng ngày. Những kiểu thiện hạnh này là thực hành của Nhân và Thiên Thừa và cũng là các hoạt động của chư Bồ Tát. Chư Bồ Tát không những không phản đối các hành động này, chư vị còn nhiệt thành tán dương tất cả hoạt động có thể làm lợi lạc hữu tình chúng sinhbao gồm nhưng không giới hạn ở việc hoằng dương Giáo Pháp và truyền cảm hứng để người khác thực hành. Việc những thiện hạnh này là các hoạt động của chư Bồ Tát hay có bản chất thế tục hơn thì được quyết định hoàn toàn bởi động cơ của chúng ta.

Ngày nay, nhiều người bình thường tuyên bố họ là những đệ tử của Đức Phật. Nhưng họ đã học được gì từ Đức Phật? Hầu hết các hành giả cư sĩtừ trí thức và doanh nhân cho đến những bà lão sống trong làng, thực hành Giáo Pháp như một cách vun bồi sự gia trì thế tục. Động cơ của họ khi thực hànhquy y và thọ năm giới là để mạnh khỏetrường thọ, công việc thuận lợi, kinh doanh thành công và v.v. vì bản thân họ và một cơ hội để đỗ một trường đại học tốt hay có được một công việc đầy hứa hẹn cho con cái. Họ có đang đi theo con đường của Đức Phật? Đức Phật không bao giờ làm điều gì trong số này. Chúng ta đều biết rằng sau khi Đức Phật phát Bồ đề tâm, Ngài chưa một lần mong cầu lợi lạc thế tục cho bản thân trong ba vô lượng kiếp. Kiểu “học hỏi con đường này của Đức Phật” hòa hợp với việc học hỏi Dharma nhiều hơn. Ý nghĩa của từ “dharma” [Giáo Pháp] trong Phạn ngữ bao trùm mọi hiện tượng thế gian và xuất thế gian. Trong bối cảnh của thực hành Giáo Pháp đúng đắn, “dharma” ám chỉ một khả năng đưa hữu tình chúng sinh thoát khỏi mọi khổ đau và có thể được dịch theo nghĩa đen thành “thứ nắm giữ”. Nó phù hợp với ý nghĩa của “dharma” nếu những người thực hành Nhân và Thiên Thừa tận hưởng sự gia trì như là thành quả và tái sinh trong các cõi cao hơn. Vì thế, tiến hành các thiện hạnh vì mục đích thành tựu những lợi ích thế tục không được xem là học hỏi theo con đường của Đức Phật mà là học hỏi “dharma”. Ngày nay, nhiều Phật tử tự xưng duy trì kiểu động cơ này.

Về những hành giả còn lại, một số tìm kiếm sự giải thoát của bản thân họ. Mặc dù chúng ta đều thường tuyên bố là những hành giả Đại thừa, thực sự, nhiều người chúng ta chỉ thực hành để giải thoát bản thân. Những chuyện như thực hành các Pháp tu sơ khởi [Ngondro], phóng sinhthắp hương và lễ lạy, đều được làm vì mục đích tích lũy công đức cho bản thân. Các hoạt động này không khác biệt nhiều lắm với việc làm việc hay giải quyết những vấn đề gia đình: làm việc là vì sinh kế của bản thân chúng ta, chứ không phải chúng sinh khác; thực hành năm Pháp tu sơ khởi và lắng nghe giáo lý là vì sự giải thoát của bản thân chúng ta, chứ không phải chúng sinh khác. Mọi thứ được làm vì lợi ích của riêng chúng ta.

Chỉ một phần rất nhỏ thực sự quan tâm đến lợi ích của chúng sinh khác, chứ không phải bản thân họ. Một phép so sánh trong các Kinh điển là: Trồng lúa để thu hoạch lúa gạo, nhưng rơm thì chẳng cần được trồng bởi nó có thể được thu hoạch ngoài ý muốn. (Trồng lúa giống như thực hành sáu sự hoàn hảo của chư Bồ Tát; gạo chính là lợi ích của hữu tình chúng sinh; còn rơm là lợi ích của bản thân). Một so sánh khác là: Hãy nhóm lửa để nấu cơm, nhưng khói thì không cần phải được quan tâm bởi nó sẽ tự nhiên xuất hiện từ lửa. (Nhóm lửa nấu cơm giống như trồng lúa; cơm giống như gạo; và khói thì giống như rơm). Điều mà những so sánh này nói với chúng ta là, mặc dù căn cơ của chúng ta bị hạn chế, nếu chúng ta thực sự buông bỏ hay gạt đi những bận tâm của bản thân – không chỉ những bận tâm trong đời này mà cả giải thoát trong tương lai – và tập trung một cách chân thành và vô điều kiện vào việc làm lợi lạc chúng sinh khác, lợi ích của bản thân chúng ta sẽ tự nhiên xảy ra.

Thực ravấn đề thực sự là chúng ta không thể buông bỏ; nếu chúng ta có thể, mọi chuyện tự nhiên vận hành theo đúng trình tự. Có một ví dụ rất tốt để hỗ trợ điều này. Chúng ta vốn đã ở trong luân hồi từ vô thủy; dù chúng ta đã sinh ra cao quý như vua trời Đế Thích hay thấp kém như kiến hoặc giun đất, chúng ta đã luôn nỗ lực để bảo vệ niềm yêu thích của bản thân, không bao giờ là của chúng sinh khác. Nhưng chúng ta đã làm được đến đâu vì bản thân? Không thực sự nhiều lắm, bởi chúng ta vẫn đang vật lộn trong vũng bùn luân hồi. Khi chết, chúng ta sẽ tay trắng rời bỏ cuộc đời này, chỉ giống như các đời quá khứ, và lại tiếp tục làm điều tương tự trong các đời tương lai. Mặt khác, Đức Phật thực sự đã buông bỏ tất cả và hoàn toàn tập trung vào lợi ích của chúng sinh khác. Như bản tiểu sử mở rộng của Ngài ghi chép, Đức Phật đã hiến dâng thân thể của Ngài, thậm chí tính mạng của Ngài, chỉ để cho một chúng sinh đang đói, chứ đừng nói đến những hy sinh khác. Ngài hoàn toàn thờ ơ với hạnh phúc của bản thântuy nhiên, Ngài đã thành tựu Phật quả với công đức và trí tuệ hoàn hảoVì vậy, có thể buông bỏ bận tâm ích kỷ thì giống như Đức Phật; không thể buông bỏ thì giống như hữu tình chúng sinh sáu cõi. Đáng tiếc là, trong những Phật tử, chỉ tương đối ít người thực sự có thể lĩnh hội tinh túy Đại thừa. Dẫu vậy, kết luận này chỉ dựa trên những hình tướng bên ngoài có thể quan sát được và vì thế, có thể không chuẩn xác.

Nó được cho là con đường Nguyên thủy Theravada nếu mục tiêu của việc học hỏi Giáo Pháp hay làm những thiện hạnh là vì sự giải thoát của riêng bản thân. Nếu mục tiêu là sự giải thoát cho chúng sinh khác, các hành động của chúng ta, ngay cả những hành động có vẻ là bất thiện, vẫn là các hành động phước lành dẫn đến Phật quả. Có nhiều câu chuyện như vậy trong các Kinh điển Phật giáoChúng ta thường tham gia vào các hoạt động như phóng sinhthực hành và v.v vì sự yêu thích riêng. Về bề ngoàichúng ta đang làm mọi chuyện đúng đắn, nhưng thật sự, các hành động của chúng ta về cơ bản là không hoàn mỹ.

Có phải mọi hành động được thực hiện vì chúng sinh khác đều tuân theo Giáo Pháp chân chính? Không nhất thiết. Thực sự có nhiều người tốt bụng trong xã hội của chúng ta. Mỗi lần tôi nghe nói về nỗ lực của họ, tôi cảm thấy xấu hổ vì bản thân không xứng. Họ không phải là Phật tử và họ cũng chẳng tuyên bố ý định thành tựu Phật quả để giải thoát chúng sinh khác. Tuy nhiênchúng ta đều có thể thấy điều tốt đẹp mà họ làm. Còn chúng ta, những Phật tửchúng ta có thể cố gắng làm mới lời nguyện của mình mỗi ngày bằng cách trì tụng nhiều lần: “Con phải phát Bồ đề tâm để cứu chúng sinh khác khỏi khổ đau”. Nhưng chẳng phải chúng ta chỉ đầu môi chót lưỡi? Liệu tâm và hành động của chúng ta có tương ứng với lời nguyện?

Nói ngắn gọn, chỉ tiến hành các hành động vị tha, điều giúp đỡ hữu tình chúng sinh đến giải thoát, được cho là con đường đúng đắn với chúng tacon đường đến giác ngộ.

Chúng ta cần đi theo con đường này như thế nào? Chúng ta cần sự hướng dẫn của những thiện tri thức tâm linh tốt lành (kalyanamitra) để dẫn dắt thành công trên con đường đến giải thoát. Lấy ví dụ, trong vô số đời của chúng tachúng ta ắt hẳn đã tích lũy kiến thức về thế giới mà chúng ta sống nhiều lần; chỉ là chúng ta không thể nhớ. Bây giờ, thậm chí để học hỏi về một môn họcchúng ta vẫn cần sự dìu dắt của một vị thầy để làm chủ nó. Không quan tâm đến những yêu thích của bản thân là điều gì đó chúng ta chưa từng làm, chưa nghĩ đến hay thậm chí chưa nằm mơ đến từ vô thủy, trong khi bận tâm đến sở thích của bản thân là điều chúng ta luôn luôn làm trong mỗi đời. Đức Phật yêu cầu chúng ta từ bỏ điều mà chúng ta quen thuộc và chấp nhận điều mà chúng ta chưa từng nghĩ đến. Hãy thử tưởng tượng xem điều đó có thể khó khăn đến nhường nào! Chỉ với sự giúp đỡ của những vị dẫn dắt tâm linh tốt lànhchúng ta mới có thể thành công trong nỗ lực này. Vì vậy, điều đặc biệt quan trọng là lựa chọn cẩn thận vị đạo sư kim cương và người dẫn dắt tâm linh.

Cách lựa chọn một đạo sư

Những tiêu chuẩn của một đạo sư Đại thừa

Tiêu chuẩn tối thiểu của một đạo sư Đại thừa là gì?

Thứ nhất, chư đạo sư Đại thừa phải có Bồ đề tâm không tạo tác. Theo các Kinh điển, nếu một người có Bồ đề tâm không tạo tác, mặc dù anh hay cô ấy có thể chưa hoàn hảo về mọi mặt, chúng ta có thể xem người này là đạo sư của chúng ta khi mà không thể tìm được vị thầy nào khác. Chúng ta trở thành những đệ tử với hy vọng thọ nhận từ vị đạo sư này trí tuệ và phương tiện thiện xảo có lợi cho sự giải thoát của chúng ta, không điều gì khác. Nếu vị đạo sư ấy có Bồ đề tâm không tạo tác, Ngài ít nhất sẽ truyền điều gì đó tốt lành vào tâm chúng ta. Nói cách khác, vị đạo sư sẽ không dùng chúng ta vì lợi ích cá nhân và sẽ cố gắng hết sức có thể để dẫn dắt chúng taVì vậychúng ta có thể học hỏi điều gì đó.

Thứ hai, sẽ là không đủ nếu chỉ có Bồ đề tâmChúng ta học hỏi được gì từ một vị thầy có tính cách xuất sắc nhưng kiến thức nghèo nàn? Như vậy, vị đạo sư có thể từ ái và yêu thương như chư Phật và Bồ Tát, nhưng lại thiếu điều mà chúng ta cần nhất – trí tuệ để giác ngộ. Làm sao chúng ta có thể đạt được bất kỳ trí tuệ nào nếu vị đạo sư không có? Do đó, trên nền tảng của việc có Bồ đề tâm không tạo tác, một đạo sư Đại thừa, ở một mức độ nhất định, phải thông thạo những giáo lý Kinh và Mật và đặc biệtsở hữu kiến thức về thực hành thực sự, điều mà chúng ta cần. Một người không có Bồ đề tâm và trí tuệ có thể là một kẻ nói liến thoắng và một người hòa nhã, nhưng thực sự lại quan tâm lợi ích cá nhân nhiều hơn lợi ích của chúng sinh khác. Một người như vậy có thể sẽ sử dụng chúng ta vì lợi ích cá nhân. Bất kỳ xung đột nào khởi lên, nếu không được giải quyết tốt, có thể tạo ra rất nhiều vấn đề. Trong trường hợp này, tốt nhất là không đi theo một người như vậy.

Những tiêu chuẩn của một đạo sư kim cương

Chỉ đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu thì không đủ để trở thành một đạo sư kim cương. Tổ Jigme Lingpa[4], người đã thọ nhận toàn bộ giáo lý của Tôn giả Longchenpa, là một đạo sư thành tựu của truyền thống Nyingma. Tác phẩm Kho Tàng Phẩm Tính Giác Ngộ[5] của Ngài đã tổng hợp nhiều tiêu chuẩn mà Kinh thừa và Mật thừa yêu cầu về một đạo sư kim cương. Sau đấy, Ngài đã viết trong một đoạn kệ rằng, “Bởi hiện nay là thời Giáo Pháp suy giảm và hữu tình chúng sinh chẳng có đủ công đứctìm thấy một đạo sư kim cương hoàn hảo như Đức Phật hay một Bồ Tát vĩ đại thì cực kỳ khó”. Do vậy, Ngài nói, “Hãy tạm bỏ qua tiêu chuẩn rất cao này và xem những yêu cầu ít nghiêm ngặt hơn mà một đạo sư kim cương phải đáp ứng”.

(1) Đạo sư phải giữ gìn Biệt Giải ThoátBồ Tát và Kim Cương thừa giới hoàn hảo.

Biệt Giải Thoát giới thanh tịnh – Các giới luật của Biệt Giải Thoát có thể được chia thành hai kiểu: cư sĩ và tu sĩ. Từ quan điểm này, một đạo sư kim cương có thể là một cư sĩ hoặc một tu sĩ. Một đạo sư kim cương cư sĩ trước hết phải giữ gìn các giới luật cư sĩ trọn vẹn và không phá vỡ chúng.

Bồ Tát giới thanh tịnh – Một đạo sư kim cương phải đã phát khởi Bồ đề tâm nguyện cũng như Bồ đề tâm hạnh. Về các giới luật Bồ Tát, tôi cần phải chỉ ra một vấn đề. Nhiều Phật tử nghĩ rằng khi những Bồ Tát giới được trao truyền trong các nghi lễ nhất định mà họ tham dự, điều đó nghĩa là họ chắc hẳn đã thọ nhận được tinh túy của các giới luật. Thực sự thì thật khó để nói xem họ có hay không. Vấn đề là thứ nắm giữ chìa khóa của việc thực sự thọ nhận tinh túy của các giới luật. Nếu chúng ta tổ chức một đại lễ và thỉnh mời vài đạo sư lỗi lạc trao truyền Bồ Tát giới, liệu chúng ta có thực sự thọ giới? Về bề ngoài, các điều kiện dường như hoàng hảo – vị truyền giới là một hành giả đáng kính, người đã thọ Bồ Tát giới và biết cách truyền giớinghi lễ được cử hành chuẩn xácchúng ta tham dự nghi lễ; và nghi lễ rất hoành tráng. Tuy nhiên, chìa khóa của việc đạt được tinh túy của Bồ Tát giới nằm ở chỗ tạo ra nguyên nhân bên trong, chứ không phải các điều kiện bên ngoàiNguyên nhân bên trong là việc Bồ đề tâm đã khởi lên từ sâu thẳm trái tim chúng ta hay chưa. Ví dụ, sau buổi lễchúng ta cần hỏi bản thân liệu mục đích của chúng ta là vì lợi ích bản thân hay chúng sinh khác. Nếu nó là vì lợi ích của chúng sinh khác, chúng ta chắc hẳn đã có mong ước đạt Phật quả để đưa họ thoát khỏi khổ đau. Nếu đó là động cơ đằng sau hầu hết các thực hành của chúng tachúng ta sẽ thọ nhận được tinh túy của Bồ Tát giớiTrái lại, nếu mọi thứ được thực hiện vì sự giác ngộ của chính chúng tachúng ta thậm chí chẳng có Bồ đề tâmvậy thì làm sao chúng ta có thể hy vọng thọ nhận Bồ Tát giới chân chính? Điều đó tuyệt đối không thể.

Vì vậy, điều đầu tiên là rèn luyện tâm, tức là, thực hành Tứ Vô Lượng Tâm theo những giáo lý của các thực hành sơ khởi bên trong, sau đấy, phát Bồ đề tâm. Những giáo lý Phật giáo luôn luôn nhấn mạnh vào việc tiến hành mọi thực hành từ tâm.

Không có Bồ đề tâm hay bất kỳ sự rèn luyện tâm mang tính nền tảng nào, chúng ta có thể mong chờ kết quả nào đơn giản từ việc tham dự lễ truyền Bồ Tát giới? Mặc dù vị truyền giới rất được kính trọng, có công đức và trí tuệ hoàn hảo, những phẩm tính vĩ đại này có ích gì với chúng ta? Ngài không thể ép buộc chúng ta thành những Bồ Tát nếu chúng ta không tự mình phát Bồ đề tâm. Nếu điều đó là khả thi thì Đức Phật đã làm vậy từ rất lâu rồi. Vì thế, không dễ dàng để thọ Bồ Tát giới. Khi đã được thọ nhận, các giới luật cần phải được giữ gìn.

Kim Cương thừa giới thanh tịnh – Để thọ nhận các giới luật Kim Cương thừa, người ta phải thọ nhận quán đỉnh chân chínhChúng ta có thể nói rằng chúng ta đã thọ nhận quán đỉnh và vì thế, đã thọ Kim Cương thừa giới. Nhưng việc chúng ta có nhận được tinh túy của giới luật hay không thì phụ thuộc vào ba yếu tốThứ nhất, vị truyền quán đỉnh phải có những tiêu chuẩn và khả năng làm vậy. Nói cách khác, liệu Ngài có thực sự thọ nhận các giới luật Kim Cương thừa? Thứ hai, vị thọ nhận có đủ phẩm tính để thọ quán đỉnh? Thứ banghi lễ quán đỉnh có được cử hành đúng đắn? Nếu cả ba đều được đáp ứngchúng ta có thể nói rằng chúng ta đã được nhập môn Kim Cương thừaNếu không, việc chúng ta có thực sự là những đệ tử của Kim Cương thừa thì vẫn còn phải nghi ngờ.

 (2) Một đạo sư kim cương phải có kiến thức mở rộng về Phật Pháp.

Có một số hành giả (giống như trong quá khứ, những Lama lớn tuổi nhất địnhthực hành trong các hang động trên núi) khá thành tựu; chư vị giữ gìn giới luật thanh tịnh, rất sùng kính và có niềm tin lớn lao dành cho chư đạo sư. Về mặt kiến thức, chư vị hiểu giáo lý ở một mức độ nào đó, nhưng gặp khó khăn trong việc giảng dạy người khác bởi Giáo Pháp khác biệt với kiến thức thế gian. Ví dụ, thậm chí nếu người ta thành thạo chỉ một nhánh của sự nghiên cứu, họ đã có thể được xem là vị có thẩm quyền về lĩnh vực đặc biệt đó, điều không đúng trong trường hợp của Phật Pháp. Người ta chỉ có thể thực sự lĩnh hội ý định của Đức Phật sau khi đã làm chủ toàn bộ giáo lý. Chỉ đọc vài bản văn là chưa đủ, bởi chân lý mà Đức Phật giảng dạy có thể được phát lộ một cách trọn vẹn hoặc một phần trong nhiều bản văn khác nhau. Đức Phật luôn luôn giảng dạy tùy theo căn cơ của thính chúng để giáo lý có thể làm lợi lạc họ nhất. Ngài sẽ không giảng dạy chân lý thực sự nếu nó không thể được hiểu. Tuy nhiên, nếu chân lý tương đối có thể được hiểu và chấp nhận với niềm hoan hỷ và niềm hoan hỷ này cuối cùng có thể dẫn dắt họ đến con đường giác ngộĐức Phật trước tiên sẽ giúp đỡ họ bằng những giáo lý thiết thực hơn chỉ để thỏa mãn họ. Vậy thì Đức Phật đang nói dối à? Không, Đức Phật đơn giản ban những giáo lý khác nhau để phù hợp với căn cơ khác nhau của thính chúngVậy thì tư tưởng thực sự của Đức Phật trong mọi giáo lý của Ngài là gì? Nó chỉ có thể được nắm bắt nhờ dấn thân vào số lượng lớn lao những bản văn và trở nên thông thạo về chúng. Đây là sự khác biệt giữa giáo lý Phật Đà và các môn khác. Vì vậy, người ta phải rất uyên bác để trao truyền Giáo Pháp cho chúng sinh khác.

(3) Một đạo sư kim cương phải có lòng bi mẫn lớn lao.

Một đạo sư kim cương cần đón nhận hữu tình chúng sinh với lòng bi mẫn. Các hành giả, người giữ gìn giới luật thanh tịnh và uyên bác về cả Kinh và Mật, nhưng chỉ sẵn lòng thực hành cô độc trong các hang động trên núi và không tự nguyện có bất kỳ liên hệ bên ngoài nào, không đáp ứng các yêu cầu của một đạo sư kim cương, dù cho chư vị có thể là những hành giả thực sự.

(4) Một đạo sư kim cương phải thông thạo nghi quỹ của cả Kinh thừa và Mật thừa.

Đặc biệt trong Kim Cương thừa, có rất nhiều thực hành thiên về hoạt động, được cử hành để giải phóng hữu tình chúng sinh khỏi khổ đau và xua tan chướng ngại với sự hành trì. Nhưng chúng đều được cử hành theo các nghi quỹ. Nếu người ta không biết gì về chúng, họ sẽ thiếu nhiều phương tiện thiện xảo sẵn có để cứu giúp hữu tình chúng sinh. Đó là lý do kiến thức toàn diện về nghi quỹ là điều cần thiết với một đạo sư kim cương.

(5) Một đạo sư kim cương phải đạt được sự chứng ngộ nhất định.

Hãy lấy ví dụ về quán đỉnh Guhyagarbha. Nó bao gồm một trăm Bổn tôn, trong đó, năm mươi tám vị phẫn nộ và bốn mươi hai vị an bình. Vị ban quán đỉnh phải có khả năng quán tưởng rõ ràng từng vị Bổn tôn, bao gồm cả các Pháp khíthủ ấn và trang sức. Nếu vị ấy không thể làm vậy, làm sao mà quán đỉnh có thể được trao truyền cho ai đó? Vì vậy, một đạo sư kim cương phải thành công trong việc đạt chứng ngộ. Giống như vậy, để giảng dạy và trao truyền Đại Viên Mãn, người ta phải đạt chứng ngộ Đại Viên Mãn trước. Nó giống như chỉ đường cho ai đó. Người ta phải biết rõ đường đi trước khi có thể chỉ ra phương hướng chính xác cho người khác. Nếu người dẫn đường còn nhầm lẫn, làm sao mà người khác có thể được dẫn đi đúng hướng? Tương tự, nếu vị đạo sư chưa đạt chứng ngộ, làm sao Ngài có thể giải thích Đại Viên Mãn sâu xa? Vì thế, người có thể trao truyền những giáo lý như Đại Viên Mãn hay các chỉ dẫn cốt tủy phải là một đạo sư chứng ngộ.

Sự chứng ngộ, trong hoàn cảnh này, không ám chỉ việc hoàn toàn tiêu trừ mọi lỗi lầm hay đạt được trí tuệ hoàn hảo, mà chỉ là khả năng, dù ít dù nhiều, tiêu trừ các lỗi lầm và đạt được trí tuệ nhất định. Ở đây, trí tuệ không phải là sự thông minh và sáng suốt thế gian, cũng không phải kiến thức thu được từ sách vở, mà là giác tính được chứng ngộ nhờ kinh nghiệm trực tiếp.

(6) Một đạo sư kim cương phải biết bốn cách tập hợp đệ tử[6].

Chúng là những phương tiện mà nhờ đó, chư Bồ Tát đem hữu tình chúng sinh đến với chân lý mà Đức Phật giảng dạy. Không biết các phương pháp này sẽ khiến cho nhiệm vụ giải thoát hữu tình chúng sinh khỏi luân hồi là không thể.

Sáu điểm trên đây là những yêu cầu căn bản với một đạo sư kim cương. Những vị đáp ứng cả sáu điều kiện cần thiết này được xem là các đạo sư đủ phẩm tính. Nhưng ở Tây Tạng có thành ngữ rằng, “Thật khó để phân biệt kẻ trộm với một vị Phật”. Trong tất cả những người trên các con phố, ai là kẻ trộm? Chúng ta không biết. Điều tương tự đúng với chư Phật. Chắc hẳn có các hóa hiện của Đức Phật trong những người này, nhưng từ “Phật” không được gắn trên trán của bất kỳ ai. Vì vậychúng ta không thể nhận ra một vị Phật hay kẻ trộm đơn giản từ vẻ ngoài. Trong trường hợp đó, chúng ta cần lựa chọn và đi theo một đạo sư kim cương như thế nào? Ba cách để quan sát một đạo sư kim cương được chỉ rõ trong các Mật điển của Kim Cương thừa.

 Thứ nhất, trước khi tiếp cận vị đạo sư tiềm năng, chúng ta có thể hỏi những người đang sống trong khu vực lân cận bởi họ có thể biết nhiều hơn về người này. Đó là sự quan sát từ xa. Thứ hai, một sự quan sát gần hơn có thể được tiến hành bằng cách theo dõi hành vi của người này từ gần đó, vẫn không có bất kỳ tiếp xúc nào. Nhưng làm vậy chỉ trong một hay hai ngày thì chưa đủ bởi một sự ngụy trang có thể dễ dàng được khoác lên trong khoảng thời gian ngắn. Thứ bachúng ta có thể thiết lập sự tiếp xúc và cẩn thận quan sát người này một thời gian, tức là sáu hay tám năm. Nếu khi ấy, chúng ta cảm thấy người này đã đáp ứng sáu yêu cầu của một đạo sư thì chúng ta có thể trở thành đệ tử của Ngài.

Mọi người trong xã hội hiện đại liên tục bận rộn với công việc và những chuyện tương tự. Làm sao họ có thể dành bảy hay tám năm quan sát một đạo sư? Mặt khác, điều kiện tiên quyết là đạo sư kim cương phải có những tiêu chuẩn đúng đắn để trao quán đỉnh chân chính hay các chỉ dẫn cốt tủy về thực hành Kim Cương thừaVậy thì chúng ta cần làm gì? Trong trường hợp này, chư đạo sư thành tựu như Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche[7] và các vị khác sẽ là lựa chọn tốt nhất của chúng ta bởi chư vị đã được kiểm tra trong một khoảng thời gian dài và được chấp nhận bởi nhiều hành giả xuất sắc khác. Vì thế, chúng ta không cần quá nhiều nỗ lực trong việc đánh giá các phẩm chất của chư vị để đi theo những đạo sư này. Về những đạo sư không thuộc kiểu này, quá trình kiểm tra là cần thiết.

Đây là những tiêu chuẩn tối thiểu của một đạo sư trong Kim Cương thừa. Người ta không thể là một đạo sư kim cương nếu không thể đáp ứng chúng. Nhưng việc ai đó có thể là đạo sư kim cương hay không thực sự không phải mối bận tâm của chúng tatrở thành một đệ tử hay không mới là vấn đề. Như đã đề cập trước đó, về tình hình hiện nay ở nhiều nơi, người ta thường thọ nhận quán đỉnh từ bất kỳ ai từ Tây Tạngđắp y đỏ và có danh hiệu tự xưng là Tulku[8] hay Khenpo, chẳng biết nhiều về lai lịch của người này hay các điều kiện để thọ nhận quán đỉnh. Tất cả những gì họ biết là quán đỉnh và những đạo sư kim cương thì tốt cho họ. Sẽ ổn nếu họ không bao giờ mất niềm tin với vị thầy sau khi đã trở thành đệ tửTuy nhiênthực tế thì không phải lúc nào cũng vậy. Ví dụ, khi một đạo sư thu hút đám đông bằng việc ban một quán đỉnh, một tuần sau, người ta có thể bắt đầu buộc tội – “Chúng ta đã sai lầm về ông ấy; ông ấy chưa có bất kỳ chứng ngộ nào và cũng chẳng giữ giới và thậm chí không có tính cách tốt”; hay họ có thể cãi nhau bằng cách nói rằng, “Thầy của bạn kém hơn thầy của tôi; truyền thừa của tôi cao hơn; nhánh của tôi tốt hơn” và v.v. Đây là một vài vấn đề mà hành giả cư sĩ ngày nay gặp phải.

Những tiêu chuẩn của một đạo sư Nguyên Thủy Theravada

Nói ngắn gọn, để trở thành một đạo sư Phật giáo Nguyên Thủy Theravada, trước tiên, người ta phải giữ giới thanh tịnh, nghĩa là một Sa Di (hay Sa Di Ni) cần giữ giới tương ứng và một Tỳ Kheo (hay Tỳ Kheo Ni) phải giữ giới tương ứng; thứ hai, vị ấy phải rất thông thạo kiến thức về các giới luật; thứ ba, vị ấy cần chú ý mật thiết các đệ tử. Có nhiều tiêu chuẩn khác, nhưng chỉ ba tiêu chuẩn này được chỉ ra ở đây.

Trong tất cả những đạo sư, các yêu cầu với một đạo sư kim cương là khắt khe nhất, đặc biệt về việc đạt chứng ngộ bởi nó không dễ dàng đạt đượcKim Cương thừa tuyệt đối không cho phép người ta mù quáng chấp nhận ai đó làm đạo sưKim Cương thừa nghiêm khắc đòi hỏi họ quan sát vị đạo sư nhiều lần trước khi trở thành đệ tử và sau đấy, thọ nhận các giáo lý và quán đỉnh từ đạo sư.

Quan trọng hơn, người ta không bao giờ được phép đánh mất niềm tin với vị đạo sư sau đó, bất kể lỗi lầm nào có thể được tìm thấy trong Ngài. Dù vị đạo sư có công đức hay không, người ta cần duy trì sự trung thành và tận tâm đi theo đạo sưnếu không, họ có thể lại phạm phải ác nghiệp. Ngày nay, có nhiều đạo sư kim cương đủ phẩm tính cũng như những vị không đủ phẩm tính. Vì vậychúng ta phải quan sát kỹ và lựa chọn cẩn thận.

Sẽ ra sao nếu chúng ta không thể tiến hành sự quan sát này? Thực sự, dù chư vị là tu sĩ hay cư sĩ, tất cả đều là hành giảđặc biệt thì những vị tu sĩ đều có chút công đức – đây là điều chắc chắnĐức Phật cũng nói rằng những vị tu sĩ đã tiếp tục đời sống thế tục và kết quả là vi phạm các giới luật thì giống như phần còn lại của một con hươu xạ trong khi những người không phải hành giả thì giống như xác chết của chó. Từ một con hươu xạ đã chết vẫn có thể lấy được một chất hữu ích, xạ hương trong khi chẳng có gì giá trị có thể lấy lại từ một con chó chết (theo quan điểm của những người Ấn Độ cổ); nó chỉ là một cái xác. Nói cách khác, một vị tu sĩ dù với công đức ít ỏi đến thế nào thì vẫn tốt hơn một người bình phàm trong những hoàn cảnh thông thường. Điều mà người bình thường cần làm là kính trọng, vì niềm tin, tất cả những tu sĩ và từ bỏ việc đếm lỗi của chư vị. Nếu chúng ta dự định xem một tu sĩ là đạo sưchúng ta cần quan sát người này nhiều lần; nếu [chúng ta] không [dự định như vậy], thì không cần thiết phải quan sát vị này về các vi phạm giới luật có thể. Bởi không ai có thể nói xem liệu những tu sĩ này có công đức hay không từ vẻ bề ngoài. Một số rất có thể là những hóa hiện của chư Bồ Tát.

Từng có tám mươi Mahasiddha (đại thành tựu giả) ở Ấn Độ. Chư vị đã hiển bày bản thân như thế nào? Nếu hôm nay chúng ta thấy chư vị, chúng ta chắc chắn sẽ phát triển một thái độ không tốt với chư vị. Có những người thợ săn, gái điếm và đồ tể trong số đó. Nói ngắn gọn, đó là những người từ tầng lớp thấp nhất, nhưng chư vị cũng là các hóa hiện của chư Phật và Bồ TátVì vậy, từ quan điểm của niềm tinchúng ta cần trưởng dưỡng thói quen kính trọng tất cả tu sĩ, bởi chúng ta chẳng có gì để mất. Đây là quan điểm đúng đắn mà hành giả cư sĩ cần giữ.

QUÁN ĐỈNH

Ngày nay, có vài vấn đề nghiêm trọng liên quan đến quán đỉnhMọi người đều muốn thọ quán đỉnh bởi họ nghĩ quán đỉnh là điều gì đó phi phàm. Vài người được bảo rằng không có quán đỉnh, họ không được phép đọc các bản văn Kim Cương thừa. Để thỏa mãn trí tò mò của họ về những bản văn này, họ thọ quán đỉnh. Số khác làm vậy bởi nó khiến họ cảm thấy đặc biệt khi có quyền đọc những bản văn Kim Cương thừa. Không những thế, họ thường không nghiêm túc trong việc giữ gìn giới luật Kim Cương thừa sau đó. Điều này xảy ra ở nhiều thành phố lớn của Trung Quốc, cũng như ở nhiều quốc gia khác và vài nơi ở Tây Tạng.

Nhiều người cũng nghĩ rằng nhờ tham dự lễ quán đỉnh, lắng nghe các giáo lýthọ dụng ít đồ ăn từ lễ cúng Tsok và được một bức tượng Phật chạm vào đầu, họ như thế sẽ thọ nhận quán đỉnh. Thực sự thì không phải vậy.

Ba điều kiện phải được thỏa mãn nếu người ta muốn thọ quán đỉnhThứ nhất, vị ban quán đỉnh phải là một đạo sư kim cương đủ phẩm tính. Thứ hai, vị thọ nhận phải có những phẩm chất để thọ quán đỉnhThứ ba, cách thức mà quán đỉnh được ban phải chuẩn xác. Nếu một trong ba điều này bị thiếu sótchúng ta không thể thực sự thọ nhận quán đỉnh. Trong tương lai, khi lên kế hoạch thọ nhận quán đỉnhchúng ta trước tiên phải kiểm tra xem ba điều kiện này có hội đủ.

Bây giờ, hãy cùng nhau thảo luận xem quán đỉnh nghĩa là gì. Nhiều cư sĩ và một số tu sĩ Trung Hoa không biết quán đỉnh thực sự là gì. Một số tin rằng thọ quán đỉnh sẽ cải thiện sự hành trì của họ rất nhiều và cho phép họ nhanh chóng đạt thành tựu. Số khác tin rằng nó biểu thị cho sự cho phép đọc các bản văn, điều mà nếu không thì họ sẽ không được phép. Cần phải làm sáng tỏ rằng đạt Phật quả không lâu sau khi thọ quán đỉnh là điều không thể với hầu hết mọi người ngày nay. Có vài ngoại lệ trong quá khứ, nhưng đó là những vị với căn cơ xuất chúng. Với người bình phàm, thậm chí tiến bộ ngay sau khi thọ quán đỉnh cũng là điều đáng nghi ngờ, chứ đừng nói đến đạt Phật quả.

Vậy thì quán đỉnh chính xác là gì? Đó là một sự truyền giới cấp độ cao. Ví dụ, có các nghi quỹ tương ứng để truyền giới Tỳ KheoTỳ Kheo Ni và Bồ Tát. Cũng có một [nghi quỹ] cho quán đỉnhĐặc biệt hơn, thọ nhận quán đỉnh là thọ Kim Cương thừa giới. Ví dụ, quán đỉnh Guhyagarbha gồm năm giới gốc và mười giới nhánh. Chúng ta trước tiên cần kiểm tra xem liệu chúng ta có thể giữ gìn tất cả chúng hay không. Nếu có, chúng ta có thể tiếp tục và thọ quán đỉnhnếu khôngchúng ta không thể thọ quán đỉnh hoặc là chúng ta sau đó có thể sẽ phá giới. Mọi quán đỉnh đều bao hàm việc truyền Kim Cương thừa giới, chỉ là số lượng các giới thì khác nhau. Một vài giới có thể khó khăn hơn với người bình phàm, nhưng với sự cho phép, chúng có thể được thay thế. Cũng có những giới mà người thông thường có thể giữ gìn, nhưng chúng tôi, những tu sĩ, không thể. Vì vậy, cách thích hợp để thọ quán đỉnh là biết các giới luật liên quan đến quán đỉnh đặc biệt đó và việc chúng ta có thể giữ gìn chúng hay không trước khi thọ quán đỉnh.

Khi thọ quán đỉnh, nếu người ta không biết nó giống như việc thọ nhận các Kim Cương thừa giới và đạo sư cũng không chỉ ra điều này, họ có thể chẳng biết gì về các giới luật trong nhiều năm. Sau khi đọc những bản văn về Kim Cương thừa giới rất lâu sau đó, họ sẽ phát hiện ra rằng tinh túy của các giới luật vốn chưa được thọ nhận hoặc các giới luật đã bị vi phạm rất lâu trước đó. Các lý do gồm có hai: thứ nhất, họ không suy nghĩ rõ ràng trước về việc bản thân có phù hợp để thọ nhận quán đỉnh; thứ hai, vị ban quán đỉnh thờ ơ không giải thích các bước đúng đắn.

Luật Tạng Vinaya tuyên bố rằng khi truyền giới Tỳ Kheo (Tỳ Kheo Ni), vị truyền giới trước tiên phải giải thích rõ ràng điều mà người ta có thể và không thể làm từ đó về sau. Đức Phật nói rằng chắc chắn sẽ là một lỗi lầm lớn khi trao cho gã đồ tể một con dao sắc để giết hại, nhưng cũng không nghiêm trọng bằng sai sót khi truyền giới cho ai đó mà không giải thích đầy đủ xem chúng là gì.

Vài người có thể hỏi rằng, “Chẳng phải truyền giới và quán đỉnh là điều tốt hay sao? Làm sao có thể có bất kỳ lỗi lầm nào?”.

Nếu vị thọ nhận thực sự thọ nhận quán đỉnh, nhưng sau đấy vi phạm các Mật thừa giới bởi anh hay cô ấy không được cho biết chúng là gì, vị thọ nhận sẽ kết thúc trong địa ngục kim cương. Trong trường hợp này, quán đỉnh có lợi hay hại với vị thọ nhận? Dĩ nhiênđạo sư, chứ không phải vị thọ nhận, cần chịu trách nhiệm. Nhưng sự thật là các giới luật đã bị vi phạm và mặc dù vị thọ nhận không chịu trách nhiệm, anh hay cô ấy chắc chắn là nạn nhân. Vì thế, cần phải hiểu rằng truyền quán đỉnh thực sự là truyền Kim Cương thừa giới. Mặc dù người ta sẽ được phép đọc những bản văn Kim Cương thừa sau khi thọ quán đỉnh và nhờ đó, có thể dần dần và gián tiếp có được chút trí tuệ cũng như giảm các ác nghiệp nhất địnhquán đỉnh về cơ bản là sự truyền các giới nguyện.

Bây giờ, hãy xem xét các điều kiện tiên quyết để thọ nhận quán đỉnh.

Chỉ khi tất cả sáu nguyên nhân và điều kiện – hai nguyên nhân [nhân] và bốn điều kiện [duyên] – hiện diện thì người ta mới thực sự thọ nhận quán đỉnh.

Đầu tiên là Tương ưng nhân (samprayuktakahetu). Nó liên quan đến các khí (prana), kinh mạch (nadi) và tinh túy (bindu) cùng những yếu tố khác của thân người. Một người với đủ cả sáu giác quan lành lặn về cơ bản sẽ thỏa mãn yêu cầu này. Vì vậy, đó không nên là mối bận tâm với hầu hết mọi người. Thứ hai là Năng tác nhân (karanahetu), điều liên quan đến các Pháp khí nghi lễ được sử dụng cho quán đỉnh, chẳng hạn bình, tượng, cam lồ linh thiêng và v.v.

Một bình với lông công được cắm vào có trở thành một Pháp khí nghi lễ? Không! Trong nhiều nhân tố góp phần cho việc tạo thành một Pháp khí nghi lễ, ân phước gia trì của một đạo sư kim cương là không thể thiếu được. Điều được gọi là ân phước gia trì của đạo sư nghĩa là một người với năng lực nhất định trao sức mạnh đó cho một Pháp khí. Ví dụ, nước mà chúng ta thường uống là nước từ vòi hay nước khoáng, thứ chỉ có thể giải khát cho chúng ta, trong khi nước gia trì có sức mạnh tiêu trừ nghiệp chướng và tăng trưởng trí tuệ. Cội nguồn của sức mạnh này là gì? Có phải nó đến từ việc đọc một bản văn? Không! Bởi nếu vậy, tất cả những ai đã học đọc đều sẽ được ban quán đỉnh tương tự. Cội nguồn của ân phước gia trì thực sự là một cấp độ chứng ngộ nhất định mà một hành giả đạt được. Chỉ người như vậy mới có thể gia trì cho các Pháp khí dùng cho lễ quán đỉnh.

Ngày nay, bất kỳ ai có tiền thì đều có thể mua những chiếc bình vàng hay bạc được trang trí đẹp đẽ. Những thứ để cho vào bình, chẳng hạn thuốc thảo dược, cũng có thể có được tại khu chợ chuyên biệt. Nhưng vàng thì chỉ là vàng; nó không có bất kỳ sức mạnh gia trì nào, phải vậy không? Tương tự, các bức tượng Phật và cam lồ linh thiêng cần được thánh hóa và gia trìSức mạnh không thể nhận thấy chứa đựng trong những Pháp khí có thể nhìn thấy đến từ sự thánh hóa và gia trì của những đạo sư kim cương. Một đạo sư kim cương đủ phẩm tính phải có năng lực này. Nếu chúng ta chọn được một đạo sư như vậy, Năng tác nhân sẽ không còn là vấn đề.

Đầu tiên trong bốn duyên là Nhân duyên (hetupratyaya), điều ám chỉ những yêu cầu mà mọi đệ tử Kim Cương thừa phải đáp ứng. Các yêu cầu này là gì? Người ta được cho là đáp ứng duyên này nếu họ có niềm tin không dao động với Kim Cương thừatham dự lễ quán đỉnh, có thể nghe được những lời của đạo sư và sự đọc nghi quỹ và có thể quán tưởng như được hướng dẫn tại buổi lễ. Nếu họ không có nhiều niềm yêu thích với Kim Cương thừa hay thọ nhận quán đỉnh hoàn toàn vì tò mò, họ không đáp ứng được Nhân duyên này và cũng không thọ nhận được quán đỉnh chân chính. Vài người có thể có niềm tin nhất định với Kim Cương thừa nhưng lại lơ đễnh trong lễ quán đỉnh cũng không đáp ứng được Nhân duyên này.

Thứ hai là Tăng thượng duyên (adhipati-pratyaya), tức là điều mà chư đạo sư kim cương phải đáp ứng. Tầm quan trọng của những đạo sư kim cương đã được thảo luận trước đó. Nhiều người từng đến Larung Gar (ở Serthar, tỉnh Tứ XuyênTrung Quốc) và thọ nhận những giáo lý ở đó. Vì vậy, đây không phải một vấn đề với họ. Tuy nhiên, ở những nơi khác, người bình thường, dù rất sùng đạo, nhưng lại vô minh bởi họ không có cơ hội lắng nghe giáo lý và vì thế, thiếu đi sự hiểu cần thiết về Kim Cương thừa. Kết quả là, họ không biết một đạo sư kim cương đủ phẩm tính là gì và cách lựa chọn, điều cuối cùng dẫn đến một chuỗi các vấn đề.

Nếu một đạo sư kim cương không có khả năng ban quán đỉnh, không ai trong buổi lễ có thể thọ nhận được bất kỳ quán đỉnh nào. Nếu tất cả những gì cần thiết chỉ là khả năng tụng một bản kinh, bất kỳ ai cũng có thể ban quán đỉnh. Nhưng điều này khác xa với sự thậtĐạo sư phải tinh thông các bản văn Kim Cương thừa và đạt được sự chứng ngộ nhất địnhđặc biệt là sự chứng ngộ về giai đoạn phát triển và hoàn thiện, để đủ phẩm tính trao truyền quán đỉnhChỉ quán đỉnh được ban bởi một đạo sư như vậy mới được xem là phù hợp với Giáo Pháp; tất cả những ‘quán đỉnh’ khác chỉ trông giống mà thôi. Khi quán đỉnh không được ban một cách đúng đắncông đức có được từ đó sẽ là được nghe việc tụng đọc các bản văn liên quan bởi chúng cũng được xem là những lời kim cương của các Mật điển. Nhưng chẳng có gì khác đến từ đó. Giống như một chiếc bình không có cái môi, làm sao có thể lấy thứ gì đó từ bình? Vì vậy, điều vô cùng quan trọng là quan sát và lựa chọn đạo sư một cách cẩn thận.

Thứ ba là Sở duyên duyên (alambana-pratyaya). Bên cạnh một đạo sư kim cương đủ phẩm tính, niềm tin của chúng ta và những Pháp khí được gia trì đầy đủ, vẫn còn một duyên nữa phải đáp ứng. Khi ban quán đỉnhđạo sư sẽ yêu cầu chúng ta tiến hành nhiều sự quán tưởng khác nhau. Nếu chúng ta không tuân theochúng ta sẽ không thể đáp ứng điều kiện này. Vì vậychúng ta phải lắng nghe rất cẩn thận bản văn đang được đọc trong lễ quán đỉnh và tiến hành mọi quán tưởng như được yêu cầu. Chỉ khi ấy thì chúng ta mới có thể thọ quán đỉnh. Khá phổ biến là, thân chúng ta hiện diện trong lễ quán đỉnh trong khi tâm thì không. Nếu vậy, không có cơ hội nào để chúng ta thọ nhận quán đỉnh thực sự. Nhiều người trong số các bạn đã từng đến Larung Gar để thọ quán đỉnh. Ở đó, những đạo sư kim cương đủ phẩm tính là một vài trong số những vị tốt nhất mà các bạn có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu; các Pháp khí nghi lễ và nghi quỹ được sử dụng trong lễ quán đỉnh cũng được chuẩn bị hoàn hảoTuy nhiên, nếu bạn đãng trí và không tuân theo các chỉ dẫn của đạo sư lúc tham dự buổi lễquán đỉnh được thọ nhận vẫn sẽ là một quán đỉnh không hoàn hảo.

Thứ tư là Tức thời duyên (samanantarapratyaya), điều nghĩa là việc ban quán đỉnh phải tuân theo thứ tự đặc biệt, tức là, các quán đỉnh trước và sau không được phép lẫn lộnTuy nhiên, điều này chỉ liên quan đến đạo sư kim cương, chứ không phải chúng ta.

Tóm lại, khi thọ nhận quán đỉnh, công việc của chúng ta là trước tiên quan sát và lựa chọn một đạo sư kim cương đủ phẩm tính, sau đó đến lễ quán đỉnhchú tâm lắng nghe và tuân theo những chỉ dẫn của đạo sư để quán tưởng phù hợp.

Như các bản văn tuyên bố rõ ràng, nếu bất kỳ điều gì trong hai nhân và bốn duyên bị thiếu, người ta sẽ không thọ được quán đỉnh. Một phép so sánh trong bản văn có thể làm sáng tỏ thêm điểm này. Thời xưa, một chiếc xe ngựa kéo hai bánh sẽ không thể chạy được nếu thiếu một chiếc bánh. Giống như vậy, không quán đỉnh nào có thể được thọ nhận thành công nếu một trong sáu nhân và duyên này bị thiếu. Vì vậychúng ta cần nỗ lực để hoàn thành cả sáu yêu cầu này nhằm thọ nhận quán đỉnh chân chính.

Một chuyện còn quan trọng hơn nữa, điều đòi hỏi sự chú ý tức khắc sau quán đỉnh là giữ gìn Kim Cương thừa giới. Thọ nhận quán đỉnh nghĩa là chấp nhận các giới luật Samaya. Mọi giới luật được ban tại lễ quán đỉnh phải được tuân thủ, hoặc là chúng có thể bị vi phạm, khiến cho người vi phạm đọa vào địa ngục kim cương. Đây sẽ là viễn cảnh rất nguy hiểm với cả người vi phạm và đạo sư, trừ khi đạo sư thành tựu Phật quả hay cấp độ chứng ngộ cao của một Bồ Tát, bởi một người như vậy không còn bị ảnh hưởng bởi các nhân. Liệu những người bình phàm có thể ban quán đỉnh? Có thể. Những vị đã đạt đến một cấp độ cao trên con đường của sự chuẩn bị [gia hạnh đạo] thì đủ phẩm tính để ban quán đỉnh, nhưng chư vị cũng có thể đọa địa ngục nếu vi phạm giới luật. Nếu những đạo sư kim cương như vậy vẫn còn có thể tái sinh trong cõi địa ngục thì các môn đồ thọ nhận quán đỉnh từ chư vị cũng hoàn toàn có thể có số mệnh tương tựnếu không muốn nói là hơn thế nữa. Vì thế, điều đầu tiên cần làm sau khi thọ quán đỉnh là hiểu trọn vẹn các giới luật Kim Cương thừa và giữ gìn chúng một cách nghiêm ngặt. Điều này vô cùng quan trọng.

Ngày nay, lý lẽ đằng sau nhiều quyết định thì hoàn toàn sai lầm. Ví dụ, nếu năm giới cho những hành giả cư sĩ trước tiên được giải thích rõ ràng trước khi mọi người được yêu cầu giữ gìn cả bộ giới luật, nhiều người sẽ bày tỏ mối bận tâm, “Tôi không thể làm theo; vài giới trong năm giới không thích hợp với tôi”. Tuy nhiên, khi chủ đề là quán đỉnhthái độ của họ khác hẳn. Ngay khi họ nghe nói về một quán đỉnh được ban, họ đều muốn tham dự. Nếu người ta vẫn còn những nghi ngờ về việc giữ gìn ngay cả năm giới cho hành giả cư sĩ, làm sao họ có thể giữ gìn các giới luật Mật thừa? Điều này chỉ ra rằng người ta thọ quán đỉnh mà trước tiên không đánh giá xem bản thân có phù hợp với việc chấp nhận các giới luật. Thực sự, năm giới cũng không phải là quá khắt khe và các phẩm chất của đạo sư truyền những giới này cũng vậy; các yêu cầu với những vị thọ nhận cũng tương đối lỏng. Dẫu vậy, nhiều người vẫn cảm thấy rằng họ không thể giữ gìn chúng. Thế nhưng, họ lại chẳng có cảm giác này khi thọ nhận quán đỉnh. Nếu một quán đỉnh Đại Viên Mãn sắp được ban, mọi hành giả Kim Cương thừa khi nghe tin này chắc chắn sẽ tham dự không chút do dự. Nhưng, họ có nên không? Như đã thảo luận trước đó, thậm chí nếu các Pháp khí nghi lễ, tiến trình nghi lễ và đạo sư đều hiện diện hoàn hảo, người ta vẫn hoàn toàn có thể không thọ nhận được quán đỉnhQuán đỉnh Đại Viên Mãn đòi hỏi sự giữ gìn nhiều giới luật. Người ta cần xem xét khả năng giữ các giới này của bản thân. Nếu người ta cẩn thận đến vậy trong việc chấp nhận năm giới cho hành giả cư sĩ, họ cần phải nghiêm túc hơn rất nhiều khi xem xét việc chấp nhận các giới luật Kim Cương thừa.

Công đức của việc thọ nhận quán đỉnh và giữ gìn Kim Cương thừa giới một cách đúng đắn thì lớn lao hơn nhiều công đức của Biệt Giải Thoát giới, nhưng nguy cơ vi phạm Kim Cương thừa giới thì cũng tương tựTuy nhiênchừng nào người ta còn nghiêm túc tuân theo những giáo lý của Kim Cương thừa để trung thành với giới luậtgiữ gìn Kim Cương thừa giới không khó khăn như vẻ ngoài. Điều này là bởi Kim Cương thừa không dành cho những Bồ Tát chứng ngộ hay chư Phật thực hành, mà dành cho những kẻ bình phàm như chúng ta. Từ quan điểm này, chúng ta không nên nản lòng bởi các giới luật Kim Cương thừa mà Phật đặt ra là các giới luật mà chúng ta có thể xoay sở được. Chúng ta chỉ cần biết cách thức đúng đắn để giữ gìn chúng. Có thể thọ nhận quán đỉnh chắc chắn là điều vô cùng cát tường nếu mọi thứ được tiến hành theo đúng Giáo Pháp.

Nguồn Anh ngữ: Khenpo Tsultrim Lodro RinpocheVajra Master and Empowerment

(https://www.luminouswisdom.org/index.php/publications/gateway-to-the-vajrayana-path/3882-vajra-master-and-empowerment).

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.