thuyet-phap

Tăng già – Sangha

(A) Tổng quan và Ý nghĩa của “Tăng già” 
Overview and Menaings of “Sangha”

 “Sangha” là thuật ngữ Bắc Phạn dùng để chỉ cho “Cộng đồng Phật tử.” Theo nghĩa hẹp, từ này có thể được dùng cho chư Tăng Ni; tuy nhiên, theo nghĩa rộng, theo nghĩa rộng, Sangha ám chỉ cả tứ chúng (Tăng, Ni, Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di). Phật tử tại gia gồm những Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di, những người đã thọ ngũ giới. Tất cả tứ chúng này đều đòi hỏi phải chính thức thọ giới luật; giới luật tự viện giới hạn giữa 250 và 348 giới; tuy nhiên, con số giới luật thay đổi giữa luật lệ khác nhau của các truyền thống. Một điều bắt buộc tiên khởi cho cả tứ chúng là lễ quán đảnh hay quy-y Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng—The community of Buddhists. In a narrow sense, the term can be used just to refer to monks (Bhiksu) and nuns (Bhiksuni); however, in a wider sense, Sangha means four classes of disciples (monks, nuns, upasaka and upasika). Lay men (Upasaka) and lay women (Upasika) who have taken the five vows of the Panca-sila (fivefold ethics). All four groups are required formally to adopt a set of rules and regulations. Monastics are bound to two hundred-fifty and three hundred forty-eight vows, however, the actual number varies between different Vinaya traditions. An important prerequisite for entry into any of the four catergories is an initial commitment to practice of the Dharma, which is generally expressed by “taking refuge” in the “three jewels”: Buddha, Dharma, Samgha.

(B) Những đặc tính của “Tăng già”
Characteristics of “Sangha”

1) Tăng Ni là các vị đã rời bỏ nếp sống gia đình để tu tập Phật PhápThường thường họ chỉ giữ lại vài món cần dùng như y áo, bát khất thực, và lưỡi lam cạo râu tóc. Họ hướng đến việc từ bỏ những nhu cầu tư hữu vật chất. Họ tập trung tư tưởng vào việc phát triển nội tâm để đạt đến sự thông hiểu bản chất của vạn hữu bằng cách sống thanh tịnh và đơn giản: Buddhist monks and nuns have left the family life to practice the Buddha’s teachings. They usually own only a few things, such as robes, an alms bowl and a razor to shave their heads. They aim to give up the need for material possessions. They concentrate on their inner development and gain much understanding into the nature of things by leading a pure and simple life.
2) Cộng đồng Tăng Ni và Phật tử cùng nhau tu hành chánh đạoTăng già còn có nghĩa là một hội đồng, một tập hợp, hội chúng Tăng với ít nhất từ ba đến bốn vị Tăng, dưới một vị Tăng chủ: Community (congregation) of monks, nuns, and lay Buddhists who cultivate the Way—The Buddhist Brotherhood or an assembly of brotherhood of monks. Sangha also means an assembly, collection, company, or society. The corporate assembly of at least three or four monks under a chairperson.
3) Sangha, nguyên là tiếng Phạn nghĩa là đoàn thể Tăng Ni Phật tửTuy nhiên, dịch ra chữ Hán cũng có nghĩa là hòa hợp chúng. Lý hòa là cùng chứng được lý vô vi giải thoát. Thân hòa cùng ở, khẩu hòa vô tranh, kiến hòa đồng giải, lợi hòa đồng quân, và giới hòa đồng tu: Sangha is a Sanskrit term means the monastic community as a whole. However, in Chinese, Sangha also means a harmonious association. This harmony at the level of inner truth means sharing the understanding of the truth of transcendental liberation. At the phenomenal level, harmony means dwelling together in harmony; harmony in speech means no arguments; harmony in perceptions; harmony in wealth or sharing material goods equally, and harmony in precepts or sharing the same precepts.
4) Tăng bảobao gồm các môn đệ đương thời tu tập và thể hiện chân lý cứu độ của Nhất Thể Tam Bảo đầu tiên được Phật Thích Ca Mâu Ni khai thị: The Sangha—The congregation of monks and nuns or genuine Dharma followers. Sangha consists of contemporary disciples who practice and realize the saving truth of the Unified Three Treasures that was first revealed by Sakyamuni Buddha.

(C) Cộng Đồng Tăng Già
Buddhist Community

Tăng Già có nghĩa là cộng đồng của các vị Thánh Phật giáo, những người đã nhận thức được giáo phápTăng Già cũng nhằm chỉ cộng đồng chư Tăng Ni sống theo giới luật tự viện; và theo nghĩa rộng hơn, Tăng Già kể luôn cả những vị tại gia hỗ trợ cho chư Tăng Ni qua lòng từ thiện và nhận được giáo pháp của họ truyền dạy. Sự sáng tạo của Tăng Già là một vấn đề rõ ràng, một trong những thành quả lớn lao nhất của Đức Phật. Nó đã tồn tại qua sự biến đổi và mở rộng cho đến ngày nay, đem lại cho, tạo cho mỗi người một cơ hội để theo đuổi khóa tu tập để dẫn đến sự giác ngộ, bằng cách dâng hiến đời mình cho cuộc sống phạm hạnh thiêng liêng. Một sự kiện theo đuổi như thế theo quan điểm Phật giáo không phải là hành động vị kỷ, bởi vì Tăng Già là một cơ cấu giữ gìn giáo pháp khi không có mặt của Đức Phật vì lợi ích cho tất cả chúng sanh. Từ những ngày xa xưa nhất, Tăng Già đã không có một người có thẩm quyền tối cao, bởi vì Đức Phật từ chối thành lập một hệ thống thứ bậc hoặc chỉ định một người kế vịẢnh hưởng là chung của tập thể và địa vị cao hơn chỉ được bậc trưởng lão cho phép. Theo Đức Phật, sự trung thành triệt để với giáo pháp cần phải dựa vào lý trí cá nhân và sự cảm nhận, chứ không thuần túy dựa vào sự truyền dạy. Tăng Già đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong đạo Phật như là người bảo vệ và giữ gìn giáo pháp. Vào thế kỷ thứ 1 trước Tây lịch, giáo hội Tăng Già nguyên thủy đã có sự phân biệt giữa các nhà sư, một số vị cho rằng phải có số phận tu tập thiền và những vị khác cam kết giữ gìn kinh điển. Nền tảng của Phật giáoít nhất là trong truyền thống nguyên thủy, hầu như luôn quan tâm đến việc bảo tồn giáo pháp do bởi cội nguồn của cộng đồng Tăng Già có sự ủy thác hơn là nhờ những cơ cấu chánh trị mạnh mẽ. Thật vậy, đây là một trong những nét đặc trưng căn bản làm cho Phật giáo trở nên khác biệt trong khi các tôn giáo khác tham gia tích cực và chi phối cuộc sống hằng ngày bằng những nghi thức và lễ nghi. Đó không phải là tiêu chuẩn dành cho Phật giáo được liên kết với một nơi hoặc một xã hội đặc biệt, chính vì vậy Phật giáo có thể sống hòa hợp với những đức tin bản xứ và các tập quán mà nó đã từng đối mặt khi mở rộng ưu thếđặc biệt những đức tin và tập quán đó thường được kết hợp phong tục xã hội. Mối quan hệ giữa Tăng Già và giới tại gia hoàn toàn khác biệt trong các truyền thống. các nhà sư Theravada không nắm giữ tiền bạc hoặc kiếm sống bằng bất cứ nghề nghiệp nào, mà hoàn toàn nhờ vào những nhu cầu thế tục của những người tại gia. Trong khi đó tại nhiều nơi như ở Trung Hoa, Nhật BảnĐại HànTây Tạng và Việt Nam, nơi mà truyền thống Phật giáo Đại Thừa chiếm ưu thế, một số tự viện tích lũy tài sản và trở nên có thế lực về chính trị—The Sangha means the noble community (ariya-sangha) of Buddhist saints who have realized the teachings. Sangha also designates the community of monks and nuns who live according to the monastic code (vinaya); and in its broadest sense it includes the lay people who sustain the monks and nuns through charity and receive their teaching. The creation of the Sangha is without question one of the Buddha’s most remarkable achievements. It has survived through diversification and expansion up to the present day, offering an individual the chance to pursue the course of training leading to enlightenment, by dedicating him or herself to the holy life. Such a pursuit would not be deemed a selfish act in Buddhist eyes, because the Sangha, as an institution, maintains the Dharma in the absence of the Buddha for the welfare of all. From its earliest days the Sangha has lacked a supreme authority, because the Buddha refused to established a functional hierachy or name of successor. Influence is collective and precedence is allowed only by seniority. According to the Buddha, adherence to the Dharma should be based on personal reasoning and experience, not purely on instruction. The Sangha plays an extremely important role in Buddhism as the protector and maintainer of the Dharma. As early as the first century B.C., the Theravadin Sangha distinguished between monks who assumed the duty of meditating and those who were committed to preserving the scriptures. The core of “institutional” Buddhism, at least in the Theravadin tradition, has almost always been preoccupied with preserving the Dharma through the lineage of a committed community rather than through political power structures. This is one of the essential features that distinguishes Buddhism from religions that actively participate in, and indeed, govern, the passage of life through rites and rituals. It is not the norm for Buddhism to be linked to a specific place or society, which is why it has generally been able to coexist harmoniously with the indigenous beliefs and practices it has encountered in its expansion, especially those that are traditionally associated with social customs. The relationship between the Sangha and the laity varies greatly among the different traditions. In general, monks do not handle money or make a living from any profession, but rather rely completely on the laity for worldly needs. In such places as China, Japan, Korea, Tibet and Vietnam, where Mahayana Buddhism is dominant, some monasteries have been known to accumulate great wealth and political power.

(D) Những người thọ cụ túc giới đầu tiên
Early Ordinations

 Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất là những đại đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Trước kia họ là đệ tử của giáo phái Sanjaya, nhưng không đạt được giác ngộ tâm linh. Họ là những bậc Bà la môn thông tháiTrước tiên Xá lợi Phất nghe nói về Đức Phật và con đường thánh thiện của Ngài từ các vị đệ tử Phật. Vì vậy, ông bèn tìm đến quy-y và thọ giới với Đức Phật. Ông vô cùng cảm phục trước những giáo pháp và sức mạnh siêu nhiên của Đức Phật. Đoạn Xá Lợi Phất tìm gặp Mục Kiền Liên và báo cho ông ta biết về sự quy y với Phật giáo của mình. Sau đó chẳng những họ trở thành đệ tử Phật mà họ còn mang theo với mình 200 đệ tử khác. Về sau này, Xá Lợi Phất rất được kính trọng trong Tăng đoàn vì trí tuệ của ngài, trong khi Mục Kiền Liên nổi tiếng với thần thôngNgay sau khi thành đạoĐức Phật đã đi đến thành Vương Xá, thủ đô của xứ Ma Kiệt Đà. Tại đây Ngài đã gặp lại vua Tần Bà Sa La. Vua và một số quần thần, một số nhà thông thái cũng như những công dân ưu tú của xứ Ma Kiệt Đà đã đến gặp Phật. Đức Phật dạy họ về Bát Thánh Đạo và sau đó họ đã quy-y và trở thành đệ tử của Ngài. Vua Tần Bà Sa La rất hài lòng về giáo pháp của Đức Phật và ông đã phục vụ Đức Phật và chư Tăng trong suốt buổi thọ trai. Để tỏ lòng biết ơn đến Đức Phậtgiáo Pháp của Ngài và Tăng đoàn, nhà vua đã cúng dường cho Tăng đoàn ngôi tịnh xá Trúc Lâm, nằm ở ngoại thành Vương Xá. Một người thương gia giàu có trong thành sau đó đã xây dựng lên tại khu Trúc Lâm ngôi tịnh xá đầu tiên cho giáo đoànTrong suốt 45 năm còn lại trong cuộc đời Đức Phật, Ngài đã chu du bằng đôi chân của chính mình khắp miền Đông Bắc Ấn Độ. Mỗi ngày Ngài đi bộ từ 20 đến 30 cây số. Trong khi chu du hoằng hóa như vậy, Ngài gặp nhiều hạng người, từ vua quan, người cao thượng, thương nhân giàu có, đến nông dân, những nhà ẩn tu, Bà La Môn, những người thuộc giai cấp thấp, học sinh và nhiều hạng người khác, và Ngài đã dạy cho họ về Chân Lý Tối ThượngGiáo pháp của Ngài đơn giản và thực tiển về cả hai mặt lý luận và tình cảm. Ngài không tin nơi sự siêu việt của giai cấp trong xã hội và Ngài giảng dạy về sự bình đẳng của mọi người. Rất nhiều đại đệ tử của Ngài là những người thuộc giai cấp thấp. Ưu Ba Li là một người thợ hớt tóc, Sumita là một phu quét đường, Svapaka là một kẻ ăn thịt chó, Svati là một ngư phủ, và Nan Đà là một người chăn bò. Kỳ thật, chư Tăng và đệ tử tại gia của Đức Phật thuộc tất cả mọi giai tầng trong xã hội. Ngài kịch liệt bác bỏ giai cấp và chống lại giai cấp Bà La Môn, những kẻ kiêu ngạo và ngu si và lừa phỉnh quần chúng dưới danh nghĩa tôn giáo. Ngài lên án họ đã đem nghi lễ cúng tế bằng cách hy sinh súc vật vì Ngài biết và ngài thuyết giảng rằng: “Sanh ra không ai là Phạm Thiên hay Thủ đà la. Chỉ có lời nói và cách hành xử quyết định người ấy là quân nhân, thợ thủ công hay giáo sĩ mà thôi—Moggallana and Sariputta were two very important early converts who became Buddha’s chief disciples. Formerly they were the disciples of another religious guru Sanjaya, but had not attained much spiritually under their teacher. They both were very wise and learned Brahmans. Sariputta was the first to learn of the Buddha and his noble path from one of the disciples of the Buddha. Therefore, he went to the Buddha seeking the refuge and was duly ordained. He was deeply impressed by the teachings and supernatural powers of the Buddha. Sariputta then went to Moggallana and told him of his conversion to Buddhism. They not only became the Buddha’s disciples but also brought with them over 200 followers. Later, Sariputta came to be highly respected in the Order for his wisdom, while Moggallana became famous for his supernatural powers. Right after His Enlightenment, the Buddha went to Rajagriha, the capital of Magadha. There Bimbisara was the king. Bimbisara came to receive the Blessed One, accompanied by a number of courtiers, wise men, brahmans and a large number of eminent citizens. The Buddha taught them the Noble Eightfold Path, and they all became his lay followers. Bimbisara was highly pleased with the teachings of the Sakyamuni and waited in person on the Buddha and his monks at alms meal. As a token of his gratitude to the Buddha, His Dharma and Sangha, he donated the famous Venuvana or the Bamboo Grove, lying on the outskirts of the city, to the community of monks. A rich merchant then erected dwelling units there and thus the first proper Buddhist monastery came into existence. The Buddha was a great walker and a wanderer. During the last forty-five years of his life, he traveled covering the whole of the north-eastern India on foot. He covered 20 to 30 kilometers of distance a day. In his wandering, he came across all sorts of people, from kings, noblemen, rich merchants to farmers, ascetics, Brahmans, low caste people, students and others and taught them the Ultimate Truth. His teachings were simple and practical which appealed both to reason and emotions. He did not believe in the superiority based on caste and social status and preached equality. Many of his chief disciples were low caste people. Upali was a barber, Sumita a scavenger, Svapaka a dog-eater, Svati a fisherman, and Nanda a cowherd. Actually, his monks and lay followers belonged to all castes in the society. He vehemently refuted the claims of caste and opposed the brahmans, who were arrogant and ignorant and befooled the masses in the name of religion. He condemned them for their rituals and animal sacrifices for he knew and preached that “by birth one is neither Brahman nor Sudra. Only one’s words and behavior determine whether one is solder or a craftsman or a priest.

(E) Chư Tăng Ni lập gia đình
Married Monks and Nuns

Thời Minh Trị Phục Hưng của Nhật vào khoảng giữa thế kỷ thứ 19, giới luật của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni đã bị thay đổi, vì chính phủ muốn các vị tu sĩ lập gia đình. Vì thế mà cho đến ngày nay vẫn còn hai dạng tu sĩ (Tăng Ni) tại các các hệ thống chùa lập gia đình và các chùa không lập gia đình, và giới luật của họ cũng khác biệt lớn giữa các dòng truyền thừa với nhau. Chỉ trừ Bát Quan Trai giới là lãnh thọ trong một ngày, còn tất cả những giới khác phải lãnh thọ suốt đời. Có những trường hợp không đoán trước được, chư Tăng Ni không thể giữ giới được nữa, hoặc giả không còn muốn thọ lãnh giới luật nữa. Trong trường hợp đó, chư Tăng Ni có thể thưa với một vị thầy, hay chỉ cần nói với một người có thể nghe và hiểu để xin hoàn trả lại những giới luật mà mình đã thọ lãnh là được—In Japan, the monks’ and nuns’ precepts were altered during Meiji Restoration in the mid-19th century, because the government wanted the ordained ones to marry. Thus in Japan, there are now both married and unmarried temple monks and nuns, and the precepts they keep enumerated differently from those of other Buddhist traditions. Except for the eight precepts that are taken for one day, all other precepts are taken for the duration of the life. It may happen that due to unforeseen circumstances, a monk or a nun may not be able to keep the ordination any longer or may not wish to have it. In that case, he or she can go before a spiritual master, or even tell another person who can hear and understand, and return the precepts.

(F) Tam Sư Thất Chứng
Three superior monks and
a minimum of seven witnesses

(I) Tổng quan về Tam Sư Thất Chứng—An overview of Three superior monks and a minimum of seven witnesses: Trong nghi thức truyền giới đầy đủ hay đại giới đàn phải có sự chứng minh của ba vị Tăng cao tuổi Hạ và bảy người chứng—For a full ordination or triple platform ordination, it is required three superior monks and a minimum of seven witnesses, except in outlandish places, two witnesses are valid. Witnesses are usually monks.

(II) Chi Tiết về Tam Sư Thất Chứng—Details of Three superior monks and a minimum of seven witnesses:
(A) Tam sư gồm A xà lêGiáo thọ và Hòa thượng trụ trì—Three superior monks include the Dharma master, the teaching spiritual advisor, and the most venerable (head of the ceremony).
1) A Xà Lê—AaryaThầy giáo thọ của các Tỳ Kheo vừa mới được thọ giới để dạy dỗ và nhắc nhở trong việc tu hành. Bất cứ vị Tăng hay Ni nào cũng đều phải có một vị Y chỉ sư. Vị Thầy này cực kỳ quan trọng trong tiến trình tu tập của chúng ta vì một người hiền lành có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi một vị thầy xấu và đi theo con đường không có đạo đức một cách dễ dàng. Vị Y chỉ sư này là vị thầy tinh thần trong đời tu tập của chúng ta. Thật là quan trọng cho chúng ta là bậc A Xà Lê phải có chính hạnh hay phẩm hạnh tốt đẹp, phải có những hiểu biết sâu sắc về giáo pháp để có khả năng dạy người khác. Trước khi chọn một vị thầy chúng ta phải biết vị thầy này có đạo đức và những kiến thức tâm linh. Một trong hai loại thầy tinh thần được biết đến trong Phật giáo; người chẳng những thông hiểu giáo lý mà còn thực chứng những chân lý chứa đựng trong đó: Master of a new or junior monk. Any monks or nuns must have an Acarya. This master is extremely important in our cultivation process for a gentle person can easily become influenced by a duious master and to follow a less moral path. Acarya is a spiritual teacher for our cultivation life. It is crucial that the person we learn from be qualified and deeply learned in the dharmas. Before choosing a master, we should know that that master possesses excelent virtues (correct conduct) and spiritual knowledge so he is able to teach others. Aarya is a spiritual guide or teacher, one who knows or teaches the acara or rules of good conduct. He ia also a master or Teacher of the dharma. One of the two kinds of spiritual masters (known in Buddhism) who not only has mastered the dharmas also has realized the truths they contain.
2) Pháp sư—Dharma master: Pháp sư là danh xưng tôn kính được dùng để gọi một vị Tăng hay Ni. Ám chỉ rằng vị ấy đã quán triệt Phật Pháp và đủ phẩm chất để giảng dạy Phật pháp—An honorific title for a monk of maturity and high standing. Dharma master is a title of respect used to address a Buddhist Bhiksu (monk) or Bhiksuni (nun). It implies that the person so addressed has mastered the Dharma and is qualified to teach it.
3) Hòa Thượng—Teacher or preceptor: Hòa Thượngmột vị Tăng cao hạ, người có khả năng biện biệt tội không tội. Người ta nói từ nầy xuất phát từ từ “Ô Xã” hay “Hòa Xã” được dùng ở Điền Quốc. Phạn Ngữ giảng giải là Ưu Bà Đà Da, một vị thầy thấp hơn thấp A Xà LêNguyên thủy Ưu Ba Đà Da có nghĩa là thân giáo sưy chỉ sư, hay y học sư; về sau nầy tại các xứ Trung Á, từ nầy được dùng như là một vị Thầy trong Phật giáo nói chung, để phân biệt với luật sư hay thiền sư, nhưng từ nầy còn được dùng để gọi Hòa Thượng là thân giáo sư hay vị thầy chỉ dạy trực tiếp trong tự viện—A senior monk, a discerner of sin from not sin, or the sinful from the not-sinful. Teacher or preceptor. It is said to be derived from Khotan in the form of Vandya. The Sanskrit term used in its interpretation is Upadhyaya, a sub-teacher of the Vedas, inferior to an acarya. Originally a subsidiary teacher of the Vedangas; later through Central Asia, it became a term for a teacher of Buddhism, in distinction from disciplinists and intuitionalists, but as Ho-Shang it attained universal application to all masters.
(B) Thất chứng gồm bảy vị sư—Seven witnesses include seven venerables: Bảy vị sư khác trong hội đồng chứng minh—See Thất Tăng in Chapter 14 (G) (I) (A).

(G) Những vị Sư khác trong tự viện
Other Monks in a monastery

(I) Thất Tăng—Seven monks: Pháp hội tự viện gồm bảy vị Tăng—An assembly of a monastery fraternity, usually composed of seven monks.
(A)
1) Trú nguyện Sư: Invoker.
2) Đạo Sư: Leader.
3) Phạm Âm Sư: Master of sacred words.
4) Chủ tế Sư: Intoner or leader of the chanting.
5) Tán hoa Sư: Flower-scatterer.
6) Đường Đạt Sư: Distributor of Missals.
7) Tích Trượng Sư: Shaker of the rings on the metal staff.
(B)
1) Giảng Sư: Expounder.
2) Độc Sư: Reader.
3) Trú nguyện Sư: Invoker.
4) Tam Lễ Sư: Director of the three ceremonies.
5) Chủ Tế Sư: Intoner or leader of the chanting.
6) Tán Hoa Sư: Flower Scattered.
7) Đường Đạt Sư: Distributor of missals.

(II) Những vị Sư khác trong tự viện—Other Monks in a monastery:
1) Thủ tọa—Chief monk: Chief monk of affairs—Chief of the managing board—Đầu Thủ—Lập Tăng Thủ Tọa—Trưởng ban tri sự—Vị Tăng với kiến thức uyên thâmthường có vị thế quan trọng trong tự viện trong việc dẫn giáo Tăng thân. Nhà chùa chia các dịch Tăng ra làm hai ban, “Đầu Thủ” là vị sư trông coi công việc trong chùa, văn phòng nằm về phía tây của tự việnngang hàng với “Tri Sự” (tri sự là vị Tăng trông coi Đông Ban), chỉ dưới quyền trụ trì (các vị Tiền Đường Thủ Tọa, và Hậu Đường Thủ Tọa đều là Đầu Thủ)—The learned monk who usually occupies the chief seat to edify the body of monks. The chief monk or director of affairs in a monastery, next below the abbot, whose office locates on the west side or western band of the monastery.
2) Tăng Chính—Director of monks: Đại Tăng Chánh—Đầu Thủ—Tăng Quan—Nhà chùa chia các dịch Tăng ra làm hai ban, “Đầu Thủ” là vị sư trông coi công việc trong chùa, văn phòng nằm về phía tây của tự việnngang hàng với “Tri Sự” (tri sự là vị Tăng trông coi Đông Ban), chỉ dưới quyền trụ trì (các vị Tiền Đường Thủ Tọa, và Hậu Đường Thủ Tọa đều là Đầu Thủ). Đây còn là chức Tăng Thống, tên một chức vị đầu tiên được triều đình Trung Quốc bổ nhiệm vào thế kỷ thứ tư sau Tây Lịch, về sau dùng để gọi những vị có chức vị cao nhất trong Tăng đoàn—The chief monk or director of affairs in a monastery, next below the abbot, whose office locates on the west side or western band of the monastery. This is also an official first appointed by Chinese government in the fourth century A.D.; later the term is used to call a monk who has the most seniority in the Order.
3) Tri sự—Director of affairs: Karma-dana (skt)—Vị sư chăm sóc hết mọi sự trong tự viện, chỉ dưới quyền vị sư trụ trì—The director (manager) of affairs in a monastery, next below the abbot (whose office locates on the east side of the monastery).
4) Tri khách—Director of guests: Vị Tăng trông coi việc tiếp tân trong chùa.
5) Tam Lễ Sư: Director of the three ceremonies.

(III)Hội đồng Tăng Chúng—An Assembly of Monks:
1) Hòa Hợp Chúng—Assembly of four monks: Một chúng hội gồm bốn vị Tăng trở lên, cùng ở một nơi, cùng giữ giới thanh tịnh thì gọi là một Hòa Hợp Tăng—An assembly of four monks or more live in the same place and observe pure precepts together.
2) Bạch Tứ Yết (Kiết) Ma—Assembly of four monks: Hội đồng tứ Tăng về những vấn đề nghiêm trọng (trong Tăng chúng khởi hành sự vụ hay thọ giới, trước hết báo cáo với Tăng chúng về sự việc ấy gọi là bạch; sau đó dò hỏi ba lần xem sự việc ấy nên chăng rồi mới làm gọi là tam yết ma)—To consult with an assembly of four monks on matters of grave moment and obtain their complete assent.

THIỆN PHÚC
PHẬT PHÁP CĂN BẢN
BASIC BUDDHIST DOCTRINES
VIỆT-ANH VIETNAMESE-ENGLISH
Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại – Oversea Vietnamese Buddhism 2009
VOLUME I