The Seventeen Pandits of Nalanda Monastery

Tầm quan trọng của Giới

Tứ diệu đế thành lập nguyên nhân và mô hình cho việc hành Pháp. Để đạt được Niết Bàn, chúng ta phải tu tập tam vô lậu học: giới, định, tuệ (DN 10: 1.6). Tam vô lậu học này khác với tam học bình thường vì mục tiêu của chúng cao hơn. Hoàn thành xong tam vô lậu học là việc cần làm trong luân hồi (saṃsāra) chúng ta đã làm, chẳng hạn như sẽ có sự tái sinh tốt hơn. Tam vô lậu học hướng chúng ta tới giải thoát và giác tỉnh hoàn toàn.

Tầm quan trọng của Giới

Phật tử chấp nhận rằng cuộc sống con người có một mục đích sâu sắc hơn, ví dụ như có sự tái sanh tốt hơn, giải thoát, và thức tỉnh hoàn toàn là những mục đích đầy giá trị để hướng đến. Bởi phiền não ngăn cản chúng ta thực hiện mục đích đạo đức của mình, chúng ta nỗ lực chuyển hóa phiền não và thậm chí diệt tận chúng. Giới được thành lập để giúp chúng ta làm chủ thân, khẩu, ý của mình. 

Theo truyền thống Phạn, trí tuệ nhận thức được sự vô ngã sẽ loại bỏ sự che chướng khỏi gốc rễ của ngã. Để sự tuệ tri được đúng đắn, nó cần phải có thiền định. Để có thiền định sâu sắc, cần phải chánh niệm vững vàng và nhận thức sâu sắc (sampajañña, samprabanya) để hàng phục những chướng ngại nội tại tinh tế. Những điều này ban đầu được thực hiện thông qua việc giữ giới để kiềm chế những chướng ngại thô buông lung bên ngoài của thân và miệng. Giới có nghĩa là kiềm chế không làm hại và áp dụng cho cả bậc xuất gia và tại gia. Phật giáo Tây Tạng có ba mức độ về giới: Biệt giải thoát (S: prātimokṣa, P: pāṭimokkha), Bồ tát và mật giáo (tantric). Giới biệt giải thoát (prātimokṣa) tập trung vào việc từ bỏ những hành động và lời nói có hại. Giới của Bồ tát nhấn mạnh việc lọc bỏ tư tưởng, lời nói và hành động lấy chấp ngã làm trung tâm. Giới của Mật giáo (tantric) nhằm vượt qua những chướng ngại tinh thần tinh tế. Bởi mục đích của giới dần dần tinh tế hơn, nên tam vô lậu học được thực hiện dần dần và theo thứ tự đó.

Một lòng hứa giữ giới là chúng ta đã nắm được chìa khóa cần thiết để đạt được sự chứng ngộ. Một số người vững mạnh nhanh chóng khi thọ giới, nhưng lại không vững lòng khi giữ giới. Ngược lại điều trên, chúng ta nên suy nghĩ sâu sắc trước khi thọ giới, rồi đảnh lễ tha thiết thỉnh giới sư truyền giới, và sau đó mạnh mẽ trì giới không lùi bước. Dù giữ giới Thanh Văn (Śrāvaka) hoặc Bồ Tát (Bodhisattva), giới vẫn là nền tảng của tu tập. Các giới luật biệt giải thoát (prātimokṣa) giúp chúng ta điều ngự thân và khẩu và nhân đó, tâm ý cũng được kiểm soát theo.

Tất cả các Phật tử cố gắng từ bỏ mười pháp bất thiện, giữ thập thiện để mang an lạc cho mình. Giới ngăn ngừa nghiệp phá hoại và thanh lọc những thói quen có hại. Giới cũng mang lại sự tích lũy công đức nhanh chóng, bởi lẽ mỗi khi chúng ta không phạm một giới, là chúng ta đang chủ động từ bỏ hành động phá hoại đó, do đó làm phong phú thêm tâm trí của chúng ta bằng công đức tác ý không phạm giới. Giới làm nguội đi các lửa phiền não, chuẩn bị tâm trí để đạt được trạng thái thiền định cao hơn, là con đường dẫn tới sự thức tỉnh của cả ba thừa và hoàn thiện sự mong muốn của chúng ta. Giới ngăn ngừa cảm giác tội lỗi, hối tiếc và lo lắng. Giới tránh được sự sợ hãi và hổ thẹn từ người khác và là nền tảng cho lòng tự trọng. Hành vi đạo đức giữ giới của chúng ta góp phần vào nền hòa bình thế giới, cho những người khác tin tưởng và cảm thấy an toàn xung quanh một người đã hoàn toàn từ bỏ mong muốn làm hại người khác.

Hành vi đạo đức tốt không thể bị đánh cắp hoặc tham ô. Nó là cơ sở để có một sự tái sinh may mắn, điều đó là cần thiết để tiếp tục thực hành giáo Pháp. Sống an ổn trong các giới luật sẽ tạo ra nhân tốt, để gặp cảnh thuận lợi và có thể tiếp tục tu tập trong tương lai. Bởi chúng ta quen thuộc đời sống giới hạnh trong tương lai để cởi bỏ những chấp trước và tiến tu, chúng ta sẽ đạt được giác ngộ một cách nhanh chóng.

Giới Biệt giải thoát (Prātimokṣa) 

Động cơ chủ yếu để giữ tám giới (prātimokṣa) là quyết tâm thoát khỏi vòng luân hồi (saṃsāra). Có năm loại giới dành cho bậc xuất gia: 

(1-2) Tỳ kheo cụ túc giới (bhikkhu, bhikṣu) và Tỳ kheo ni cụ túc giới (bhikkhunī, bhikṣuṇī),

 (3) Thức-xoa-ma-na (sikkhamānā, śikṣamāṇā), 

(4-5) Sadi (sāmaṇera, śrāmaṇera) và sadini (sāmaṇerī, śrāmaṇerikā). Ba loại giới dưới đây là dành cho Phật tử:

 (6-7) Ưu-bà-tắc (upāsaka) và Ưu-bà di (upāsikā), và 

(8) Cận trú: những người giữ giới luật trong một ngày (upavāsa).

Phật tử trọn đời giữ năm giới: không sát sanh, trộm cắp, tà dâm trộm cắp, lừa dối, và uống chất say sưa (rượu, thuốc giải trí và lạm dụng thuốc theo toa). Khi giữ một ngày tu bát quan trai giới, hành giả phải: sự giữ gìn cho thân tâm được thanh tịnh trong 24 giờ bằng cách ngăn chặn 8 điều tội lỗi: 

  1. Không sát sinh;  
  2. Không trộm cướp;  
  3. Không dâm dục; 
  4. Không nói dối; 
  5. Không uống rượu; 
  6. Không trang điểm, dầu thơm, múa hát và xem múa hát; 
  7. Không nằm ngồi giường cao rộng đẹp; 
  8. Không ăn quá giờ ngọ (giữa trưa cho đến sáng hôm sau). 

Mọi người có những khả năng và sở thích khác nhau, vì vậy có thể chọn loại giới (praticamokṣa) nào phù hợp nhất với mình. Cho dù bạn chọn giới nào, hãy thực hành giới luật với ý hướng tốt. Nếu mục đích là trốn nợ nần hoặc tránh chăm sóc con cái hay cha mẹ già đều không phải là những lý do chính đáng để xuất gia. Không phải là muốn có một nơi an nhàn trong chùa để sống hoặc nhận thực phẩm cúng dường của thí chủ mà xuất gia.

Một số người nghĩ rằng giới xuất gia là để kiềm chế những hành động tội lỗi về thân và khẩu, sự thanh khiết của giới luật chỉ liên quan đến những hình tướng bên ngoài – hành động và lời nói một cách tinh tế. Tuy nhiên, để thực sự chinh phục hành vi bên ngoài, đòi hỏi chúng ta phải chinh phục tâm trí, bởi vì tất cả các hoạt động của thân và miệng đều xuất phát từ ý chí tinh thần.

Đối với những ai chọn trở thành tu sĩ, giới luật là để giúp tăng trưởng sự thanh tịnh. Bởi vì chúng ta tự nguyện giới hạn những gì chúng ta làm, chúng ta thực hành biết vui đủ với những gì chúng ta có và buông bỏ những động lực ái dục của chúng ta. Đời sống nhà chùa có thể chỉ cho phép ăn trong một số thời gian quy định và không được yêu cầu loại thực phẩm cụ thể nào khác. Bất cứ điều gì vị tăng sĩ nhận được, vị ấy phải chấp nhận mà không đòi hỏi. Các tu sĩ Phật giáo không bắt buộc phải ăn chay, mặc dù các tu sĩ Trung Quốc giữ Bồ tát hạnh nên ăn chay. 

Vị tăng sĩ được giới hạn có ba y, được xem như tài sản của riêng mình, không được đắp những y đắt tiền và chỉ giới hạn trong việc có một ít vật dụng cá nhân. Mọi thứ khác được xem như tài sản chung của chùa hay vì lợi ích được chia sẻ với các chùa khác. Điều này làm giảm tâm trí không hài lòng cứ loay hoay tìm kiếm “cái ngày càng nhiều và tốt hơn.”

Chùa cũng giới hạn mối quan hệ với gia đình để tránh sự lệ thuộc tình cảm và sự tham gia vào các hoạt động khiến vị tăng sĩ khó hành Pháp. Dùng pháp danh có nghĩa là bỏ lại đằng sau danh nghĩa cũ, ngoài đời, của chúng ta mà những người thân hoặc bạn bè dùng để nhận dạng mình.

Giữ giới (vinaya) phát triển chánh niệm và nhận thức sâu sắc. Khi chúng ta định làm một số việc gì đó, chúng ta liền trầm tư ngay lập tức nghĩ rằng “Tôi là một tăng sĩ và đã chọn không làm điều này.” Bằng cách nuôi dưỡng sự chánh niệm đó và kiểm tra xem hành vi của chúng ta có đúng hay không, khi chúng ta giác tỉnh, sự chánh niệm của chúng ta trở nên mạnh hơn và ngay cả cũng sẽ hiện ra trong giấc mơ của mình.

Giữ giới (vinaya) giúp chúng ta phát triển hạnh nhẫn nhục (khanti, kṣānti). Trong phần khuyến giới của giới bổn (Prātimokṣa Sūtra) dạy rằng “Nhẫn nhục đệ nhất đạo” (Nhẫn nhục là pháp môn thù diệu nhất). Đức Phật tuyên bố đó là con đường tối thượng để đạt đến Niết Bàn. Một người đã rời khỏi đời sống gia đình nhưng vẫn gây tổn thương hoặc còn làm hại người khác thì không được gọi là người từ bỏ thế gian.” 

Để phát huy đức hạnh này, Đức Phật dạy những tăng sĩ hãy thực hành bốn tình huống:

(1) Nếu những người khác đang giận chúng ta, phải nhẫn chịu và đừng phản ứng trả đũa lại. (2) Nếu những người khác đánh chúng ta, đừng trả đũa lại. 

(3) Nếu những người khác chỉ trích chúng ta, đừng để phê phán lại họ. 

(4) Nếu những người khác bêu xấu hoặc xúc phạm chúng ta, đừng phản ứng bằng cách sỉ nhục hoặc xúc phạm họ. Đây là những hoàn cảnh thực tế thực sự giúp chúng ta tăng trưởng hạnh nhẫn nhục chịu đựng, mang lại sự hài hòa cho các mối quan hệ của chúng ta nói riêng và với xã hội nói chung, và dẫn đến sự thức tỉnh chánh niệm cho chính mình.

Một số người nghĩ rằng giới luật là những quy tắc bất khả kháng, được thành lập bởi một thẩm quyền tuyệt đối. Đương nhiên, điều suy nghĩ này khiến họ không thoải mái khi giữ giới. Thật ra, giới luật (prātimokṣa) không giống như vậy. Giới là những sư tu tập hữu ích để dẫn đến kết quả tốt lâu dài. Ví dụ, nếu chúng ta muốn khỏe mạnh, chúng ta tự nguyện chấp nhận những thói quen ăn uống mới và tránh những hoạt động làm suy yếu cơ thể chúng ta. Tương tự như vậy, khi chúng ta muốn từ bỏ sự vô minh, tức giận, và chấp trước, chúng ta tự nguyện giảm bớt các hành động do những yếu tố tiêu cực thúc đẩy và tránh tái phạm. Do đó các giới luật là tự nguyện, không bị ép buộc bởi một thẩm quyền bên ngoài nào. Giữ giới là do chúng tôi tự nguyện hộ chúng tôi để đạt đến mục đích tinh thần của mình.

Trong mười hai năm đầu của Phật giáo, Tăng già (Saṅgha) chưa có giới luật. Nhưng khi một số tăng sĩ có hành động sai trái và được báo cáo lên Đức Phật, ngài mới thiết lập một hệ thống giới luật để từ bỏ hành động không đúng pháp đó. Sau đó, do nhiều điều kiện khác nhau, ngài lại lập ra khai, giá, trì phạm tức tùy hoàn cảnh có những ngoại lệ mở ra không phạm hoặc đưa ra các hướng dẫn khác. Như vậy, các giới luật không phải là các quy tắc tuyệt đối tuân theo.

Một số giới luật liên quan đến quy ước xã hội. Vì nghi thức khác nhau từ văn hoá này sang văn hoá khác, nên giới luật phải uyển chuyển để thích nghi với từng nơi cụ thể.

Nói chung, giới luật là phổ biến cho cả ba thừa. Những ai theo Bồ Tát thừa hay mật tông không thể bỏ qua hoặc coi thường các giới luật (prātimokṣa) của họ. Trên thực tế, thái độ lơ là, không kính trọng các giới luật (prātimokṣa) là bị cấm tuyệt đối trong Bồ tát và mật tông, và làm như vậy là khiến Phật pháp suy sụp nghiêm trọng. Chúng ta phải cố gắng giữ gìn tất cả các giới luật của chúng ta càng lâu càng tốt.

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma 14th & Ni Sư Thubten Chodron

Một Bậc Đạo Sư, Nhiều Truyền Thống – ONE TEACHER, MANY TRADITIONS

Ni Sư Thích Giới Hương & Tỳ Kheo Thích Đạo Tỉnh chuyển ngữ với sự cộng tác của ban biên tập Prajna Upadesa Foundation

Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác Thích Như Điển cố vấn, kiểm duyệt và hiệu đính